Mới đây, Giám đốc Sở Tài chính Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Phụng thông tin, qua rà soát, Thành phố đã thu hồi 44 cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị dôi dư không còn nhu cầu sử dụng sau khi sắp xếp lại. Tổng diện tích của 44 cơ sở này là hơn 30.000 m2, tổng diện tích nhà hơn 14.000 m2.
Để khai thác quỹ đất này, UBND Thành phố giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tổ chức bán đấu giá. Trước khi đấu giá, sẽ thuê đơn vị tư vấn xác định giá trị nhà, giá trị sử dụng của từng khu đất cụ thể để đưa ra mức giá theo đúng quy định, tránh xảy ra sai phạm.
Diện tích đất công sản trên chỉ là một phần, trong tổng số hàng trăm khu đất được TP. Đà Nẵng quản lý, tuy nhiên lại chậm được đưa vào khai thác và sử dụng, khiến một nguồn lực đất đai lớn đang bị lãng phí.
Theo UBND TP. Đà Nẵng, qua rà soát 359 dự án trên địa bàn Thành phố, có đến 271 dự án có khu đất lớn với tổng cộng 1.347 khu, tổng diện tích 7.780.909 m2. Trong số này, Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố đang quản lý 344 khu. Đối với quỹ đất phân lô, qua rà soát 317 dự án, có tổng số 131.438 lô quy hoạch, đã bố trí tái định cư 110.520 lô, chưa bố trí 20.918 lô. Như vậy, hiện TP. Đà Nẵng còn dư 14.314 lô đất tái định cư. Để khai thác, sử dụng quỹ đất công, tạo động lực phát triển, TP. Đà Nẵng đã triển khai đấu giá quyền sử dụng đất các khu đất lớn, song việc đấu giá đất công tại Đà Nẵng không như kỳ vọng.
Trong năm 2022, TP. Đà Nẵng đã phê duyệt danh mục đấu giá 31 khu đất lớn và 200 lô đất ở chia lô. Trong đó, 7 khu đất lớn và 10 lô đất ở chia lô đã được phê duyệt giá khởi điểm, đấu giá thành công 7 khu đất lớn, 5 lô đất ở chia lô, tổng số tiền thu về hơn 258 tỷ đồng.
Ngoài ra, 5 khu đất lớn và 60 lô đất ở chia lô đã được UBND Thành phố phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất, Quyết định đấu giá quyền sử dụng đất. Trong đó Sở Tài chính đang tổ chức xác định giá khởi điểm 4 khu đất lớn và 60 lô đất ở chia lô; Sở Tài nguyên và Môi trường đang tổ chức xác định giá khởi điểm 1 khu đất lớn (khu A9 Võ Văn Kiệt) theo hình thức trả tiền 1 lần cho cả thời gian thuê.
Với 19 khu đất lớn còn lại, có 5 khu đất đang triển khai các thủ tục theo quy định như phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư, trình phương án đấu giá quyền sử dụng đất. Đặc biệt, có 14 khu đất lớn đang vướng các thủ tục khác nhau. Đáng chú ý, TP. Đà Nẵng đấu giá không thành công 5 lô đất ở chia lô và 2 khu đất được doanh nghiệp đấu giá thành công, nhưng sau đó phải hủy kết quả vì doanh nghiệp trúng đấu giá không thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Song song với đấu giá, TP. Đà Nẵng cũng triển khai đề án quản lý, khai thác quỹ đất công hiện có, nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai. Cụ thể, với các khu đất đang quản lý chưa sử dụng, Thành phố cho đấu giá thuê mặt bằng kinh doanh có thời hạn. Nhưng hiện mới chỉ có 3 khu đất đang triển khai thí điểm theo đề án này. Đặc biệt, với quỹ đất tái định cư gần 15.000 lô còn dư, TP. Đà Nẵng đã triển khai các giải pháp hợp thửa để đấu giá, kêu gọi đầu tư thương mại dịch vụ hoặc đấu giá trực tiếp các lô đất ở cho người dân để thu ngân sách. Tuy nhiên, kết quả chưa như mong đợi.
UBND TP. Đà Nẵng cho biết, trong năm 2023 sẽ tiếp tục đẩy nhanh thực hiện công tác đấu giá đất. Đây là nội dung quan trọng để thực hiện “Năm tập trung khơi thông nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an toàn xã hội”. Dự kiến trong năm 2023, Đà Nẵng tổ chức đấu giá 26 khu đất lớn, 190 lô đất ở chia lô đã thông qua danh mục đấu giá quyền sử dụng đất của năm trước chuyển qua. Trong đó, 25 khu đất lớn, dự kiến tổng số tiền thu hơn 3.238 tỷ đồng; 190 lô đất ở chia lô, dự kiến thu hơn 569 tỷ đồng.
Ngoài ra, TP. Đà Nẵng đã thống nhất danh mục 3 khu đất mới sẽ đấu giá quyền sử dụng đất trong năm 2023 là Khu trung tâm thương mại quận Ngũ Hành Sơn (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn); Khu thương mại dịch vụ thuộc khu số 7 - Trung tâm đô thị mới Tây Bắc (giai đoạn II, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu); Khu trung tâm thương mại tại khu đất ký hiệu A12 (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang).
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, ông Lê Trung Chinh thông tin, địa phương đang rà soát tất cả nhà công sản để xử lý. Cái nào thuộc thẩm quyền của Thành phố sẽ bố trí sử dụng, còn nếu thuộc cơ quan Trung ương thì báo cáo. Đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ đấu giá đất để khơi thông nguồn lực phát triển cho địa phương.
Dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 nằm trong nhóm danh mục dự án mà Sở GTVT TP.HCM đăng ký trình HĐND TP quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp dự kiến tổ chức vào tháng 7 tới.
Không chỉ sở hữu “bộ sưu tập” kỷ lục bán hàng chưa từng có, Vinhomes Grand Park còn khiến thị trường dậy sóng bởi những màn ra mắt dự án quy mô, độc đáo suốt những năm qua.
Các dự án này gồm: Khu đô thị mới Mê Linh - Đại Thịnh và Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 1 tại các xã: Đại Thịnh, Thanh Lâm và Mê Linh, huyện Mê Linh.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARs cho rằng, cần rà soát, phân loại từng doanh nghiệp bất động sản để có thuốc đặc trị riêng.
Nếu không được xác định diện tích chung-riêng rõ ràng ngay từ đầu theo đúng quy định của pháp luật, thì trong quá trình quản lý vận hành của dự án sẽ dễ xảy ra tình trạng xung đột giữa các bên liên quan.
Tổng số tiền đã miễn, giảm, gia hạn ước tính đến hết tháng 5/2023 khoảng 63,16 nghìn tỷ đồng; trong đó gia hạn khoảng 38 nghìn tỷ đồng.
Công ty con có chục nghìn tỷ gửi ngân hàng là "để đảm bảo dòng tiền cho sản xuất kinh doanh, kịp thời thanh toán nợ gốc, lãi vay cho các đơn vị", theo EVN.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật, về quản lý và cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ 1/1/2021 - 1/6/2023.
Nêu đích danh trường hợp Haprosimex nợ BHXH của hơn 400 người lao động đã hơn 10 năm mà “vẫn không làm gì được”, ĐB Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh: “Chúng ta không thể bất lực như vậy”.
Hàng trăm nghìn người đã di cư đến Đà Nẵng để sống, làm việc lâu dài trong hơn chục năm qua. Bên cạnh cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và hạ tầng giao thông bài bản, điều gì làm nên sức hút mãnh liệt của TP đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư bậc nhất Việt Nam này?