Theo đó, sau khi nhận được văn bản của Sở Tài nguyên và Môi Trường về việc chưa công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ cát tại thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hoá, UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản chưa công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ cát số 160D đối với Công ty TNHH xây dựng Nam Sông Mã.
"Giao UBND huyện Quan Hoá chủ trì, chỉ đạo lực lượng chức năng thực hiện bảo vệ mặt bằng, mốc giới khu vực mỏ cát số 160D, tuyệt đối không để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép", nội dung văn bản nêu rõ.
UBND tỉnh Thanh Hoá cũng giao Công an tỉnh Thanh Hoá chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, xác minh, làm rõ việc trả giá cao bất thường tại cuộc đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ cát số 160D làm vật liệu thông thường của Công ty TNHH xây dựng Nam Sông Mã. Trong đó, nghiên cứu, làm rõ các nội dung như: động cơ, mục đích; tính khả thi khi thực hiện dự án; đánh giá ảnh hưởng, tác động sâu rộng của kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ cát nêu trên đến an ninh kinh tế, trật tự xã hội trên địa bàn. Trên cơ sở kết quả xác minh, đề xuất biện pháp khắc phục tình trạng sơ hở trong công tác đấu giá và hướng xử lý đối với kết quả trúng đấu giá mỏ cát nêu trên.
Theo tìm hiểu, ngày 23/5/2024, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa đã công bố kết quả trúng đấu giá mỏ cát nêu trên, Công ty TNHH xây dựng Nam Sông Mã đã "vượt qua" 20 doanh nghiệp, trúng đấu giá với giá trúng cao kỷ lục nhất từ trước tới nay, tăng 5.016,3% so với giá khởi điểm đấu giá.
Số liệu của Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa cho thấy, mỏ cát 160D, tại bản Khằm, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, có diện tích mỏ 9,56 ha, tài nguyên dự báo 49.399m3. Đất khu vực mỏ là đất lòng sông Mã do UBND thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa quản lý, hiện trạng khu mỏ ngập nước hoàn toàn. Nhiều ý kiến cho rằng, với trữ lượng 49.399m3 mà trả giá tăng 5.016,3% so với giá khởi điểm đấu giá thì không những không có lãi mà còn bị lỗ so với giá cát đang giao dịch trên thị trường hiện nay.
Về phía chính quyền địa phường, ông Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch UBND huyện Quan Hoá xác nhận, huyện đã nhận được văn bản của UBND tỉnh về việc chưa công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ cát số 160D, để cơ quan chức năng xác minh, làm rõ việc trả giá cao bất thường tại cuộc đấu giá... Hiện các lực lượng chức năng vẫn đang bảo vệ mặt bằng, mốc giới khu vực mỏ cát số 160D theo quy định.
Liên quan đến việc đấu giá mỏ khoáng sản, ngày 16/2/2023, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa đã công bố kết quả trúng đấu giá đối với mỏ cát xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy, diện tích 21,6 ha, đơn vị trúng đấu giá là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Sơn với giá trúng bằng 156% so với giá khởi điểm. Ngày 14/4/2023, đơn vị này chấp nhận mất 3,6 tỷ đồng tiền đặt cọc và làm đơn xin hủy kết quả trúng đấu giá và được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp nhận.
Ở một diễn biến khác, UBND tỉnh Thanh Hóa đã hủy kết quả trúng đấu giá mỏ cát ở xã Mường Lý, huyện Mường Lát của Công ty TNHH Rạng Đông chấp nhận mất số tiền đặt cọc nộp vào ngân sách Nhà nước và xin hủy kết quả trúng đấu giá sau khi trúng đấu giá cao gấp 11 lần so với giá khởi điểm và giá cát đang bán thực tế trên thị trường…
Được biết, để quản lý tốt nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, thời gian qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, nhằm xử lý nghiêm tình trạng vi phạm trong đấu giá, đấu thầu, khai thác khoáng sản trái phép... tránh thất thoát tài nguyên và thất thu ngân sách nhà nước.
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có khoảng 124 mỏ, điểm mỏ cát làm vật liệu xây dựng, với tổng diện tích 571 ha, trữ lượng khoảng 18 triệu m3. Toàn tỉnh có 27 mỏ cát làm vật liệu xây dựng thông thường được cấp phép khai thác còn thời hạn. Tổng trữ lượng là trên 6,5 triệu m3; tổng công suất hằng năm là 562.012 m3./.
Việc Temu gia nhập thị trường Việt Nam đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng cạnh tranh và tác động tới doanh nghiệp trong nước.
Theo danh sách được ngân hàng công bố, SHB có ba cổ đông tổ chức và 4 cổ đông cá nhân nắm giữ trên 1% vốn điều lệ, trong đó Tập đoàn T&T và người có liên quan chiếm 20,09% vốn ngân hàng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg ngày 22/10/2024 yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương tăng cường tập trung chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Đất đai.
Để thực hiện áp thuế tài sản, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công cụ tính thuế, đặc biệt là minh bạch và số hóa toàn bộ dữ liệu bất động sản dân cư trở thành rào cản lớn nhất, cần nguồn tài chính lớn, sự quyết liệt tới cùng và công tác phối hợp lâu dài của liên bộ chức năng.
Người sử dụng đất sẽ phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn chậm nhất 6 tháng trước khi hết thời hạn sử dụng đất. Quá thời hạn này, nếu không nộp hồ sơ, người sử dụng đất sẽ không được gia hạn và đất sẽ bị thu hồi, trừ trường hợp bất khả kháng.
Bảng giá đất điều chỉnh chưa tác động ngay đến thị trường bất động sản do các dự án hiện nay được định giá đất chủ yếu theo phương pháp thặng dư nhưng sẽ tác động đến ở “pha 2” khi doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.
Bảng giá đất điều chỉnh mới tại TP.HCM có hiệu lực từ ngày 31/10 với mức cao nhất là 687 triệu đồng/m2 thuộc 3 tuyến đường trung tâm quận 1.
Mới đây, công ty Vàng Phú Nhuận đã công bố tình hình kinh doanh trong 3 quý đầu năm 2024 với lợi nhuận sau thuế gần 1.400 tỷ đồng.
Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới G19 tại xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh.
Trong cơ cấu sản phẩm của dự án có 190 căn nhà ở liền kề, 29 căn nhà ở biệt thự song lập, 37 căn nhà ở biệt thự đơn lập… Dự án cũng bố trí quỹ đất nhà ở xã hội với diện tích 50.803 m2 (tương đương 20% diện tích đất ở).