Báo cáo tài chính (BCTC) soát xét bán niên 2024 của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) ghi nhận doanh thu thuần tăng nhẹ 1,4 tỷ đồng lên 3.812 tỷ đồng và lãi ròng bán niên 2024 tăng tới 89 tỷ đồng so với BCTC tự lập, tương đương tăng 12%.
Theo giải trình của doanh nghiệp, khoản chênh lệch này chủ yếu do doanh thu tài chính và khoản lợi nhuận khác trong BCTC soát xét tăng so với BCTC tự lập. Cụ thể, doanh thu tài chính tăng hơn 35,5 tỷ đồng, tương đương 22% lên 195 tỷ đồng do ghi nhận thêm lãi chậm thanh toán từ khách hàng. Trong báo cáo tự lập khoản mục lãi bán hàng trả chậm, chậm thanh toán chỉ ghi nhận gần 29 triệu đồng, trong khi trong báo cáo soát xét, giá trị khoản mục này lên đến gần 41 tỷ đồng.
Ngoài ra, khoản lợi nhuận khác của công ty cũng tăng hơn 36,9 tỷ đồng sau soát xét, tương đương hơn 7% lên gần 555 tỷ đồng, chủ yếu do điều chỉnh tăng lợi nhuận khác tại công ty mẹ HBC thêm 15,77 tỷ đồng và điều chỉnh tăng tại công ty con liên quan đến khoản phải thu của chủ đầu tư tại dự án Cầu An Hải số tiền gần 23,22 tỷ đồng.
Bên cạnh kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của Xây dựng Hòa Bình cũng có sự thay đổi đáng kể, nhất là khoản mục hàng tồn kho. Theo BCTC quý II/2024 của công ty, tại thời điểm 30/6/2024, hàng tồn kho của công ty là gần 1.583 tỷ đồng nhưng BCTC soát xét thể hiện giá trị khoản mục này gần 2.347 tỷ đồng, tăng 764 tỷ đồng, tương đương hơn 48%.
Nguyên nhân đến từ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 85% so với trước soát xét, lên gần 1.618 tỷ đồng. Trong đó, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm gần 1.257 tỷ đồng.
Với việc điều chỉnh tăng hàng tồn kho, giá trị tài sản dở dang dài hạn của Xây dựng Hòa Bình cũng giảm mạnh gần 94%, còn hơn 47 tỷ đồng, do không còn ghi nhận gần 742 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn từ các dự án bất động sản.
Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục
Cũng tại BCTC soát xét, đơn vị kiểm toán cũng nhấn mạnh, tại ngày 30/6/2024 Xây dựng Hòa Bình có khoản lỗ lũy kế hơn 2.403 tỷ đồng (giảm gần 26% so với con số 3.240 ghi nhận cuối năm 2023) và một số khoản nợ quá hạn thanh toán. Những điều này cho thấy sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn.
Về phía Hòa Bình, công ty giải thích rằng thị trường bất động sản trong nước và quốc tế đang đối mặt với nhiều biến động bất lợi, ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản của các chủ đầu tư bất động sản, từ đó tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và dòng tiền trả nợ của tập đoàn. Ban lãnh đạo công ty thừa nhận rằng những dấu hiệu này có thể dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục. Tuy nhiên, ban tổng giám đốc vẫn khẳng định Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình có đủ cơ sở để tiếp tục hoạt động bởi một số lý do.
Thứ nhất, vào ngày 28/6/2024, tập đoàn đã công bố kết quả đợt phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ, với tổng số 73.080.000 cổ phiếu, giúp tăng vốn điều lệ thêm 730,8 tỷ đồng.
Đồng thời, tập đoàn cũng vạch ra kế hoạch kinh doanh và kế hoạch thu hồi nợ. Trong năm nay, chiến lược kinh doanh của Hòa Bình tập trung vào việc mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước. Tại Hoa Kỳ, Tập đoàn đã khởi công dự án The Grove Apartments tại California vào tháng 4/2024. Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng dự kiến triển khai thi công hai dự án hạ tầng lớn tại Campuchia trong năm 2024, nhằm khai thác các tiềm năng đã nghiên cứu ở nhiều quốc gia.
Bên cạnh đó, tập đoàn còn tập trung vào vận hành và khai thác các công trình nhà ở xã hội, hợp tác với nhiều chủ đầu tư thực hiện các dự án cải tạo chung cư và khu đô thị tại các tỉnh thành lớn trong cả nước như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Thuận, Đồng Nai...
Và có kế hoạch thu hồi các khoản nợ phải thu, đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng. Việc thu hồi nợ từ các công trình triển khai trong 12 tháng tới, cũng như các dự án đã thực hiện trong các năm trước, dự kiến sẽ mang lại dòng tiền đáng kể, góp phần vào hoạt động kinh doanh và thanh toán các khoản nợ của tập đoàn.
Dựa trên các kế hoạch trên, ban tổng giám đốc tin tưởng rằng tập đoàn sẽ có đủ nguồn vốn lưu động để duy trì hoạt động và có dòng tiền đủ khả năng đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn của tập đoàn trong 12 tháng tới, tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất này./.
Theo thông tin từ THACO, ngày 25/8, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Lễ tiếp nhận ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Tập đoàn DIC sẽ tiến hành nộp số tiền 2.467.707.028 đồng vi phạm trong xác định giá trị tài sản trên đất nêu tại Phụ lục số 3 kèm theo Kết luận số 1288/HL-TTCP trước ngày 25/9/2024.
Công ty CP Đầu tư Nam Long ngày 27/8 đã có văn bản báo cáo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về việc phát hành thành công 2 lô trái phiếu trong ngày 22/8 với tổng mệnh giá gần 1.000 tỷ đồng.
Ngày 24/8, Báo Phụ nữ TP.HCM tổ chức Lễ trao học bổng “Nữ sinh hiếu học, vượt khó” lần thứ 33 năm học 2024 - 2025. THACO là đơn vị đồng hành cùng chương trình.
Cảng Chu Lai ngày càng phát huy vai trò là cửa ngõ giao thương hàng hóa quan trọng tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, góp phần giải quyết nhu cầu xuất khẩu cho toàn vùng, đặc biệt là nhóm hàng nông sản khi kim ngạch xuất khẩu ngày càng cao...
Nam Long khẳng định thông tin tập đoàn này chuyển nhượng 8,9ha đất cho Tập đoàn Aeon, thu về hơn 50 triệu USD là thông tin không chính xác.
Để thực hiện góp 200 tỷ đồng vào Hạ tầng staBOO Việt Nam, Đầu tư Sao Thái Dương cho biết sẽ sử dụng nguồn từ thu hồi các khoản cho vay khác.
Sau khi các ngân hàng công khai danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ, nhiều “đại gia” bất động sản là cổ đông lớn của các ngân hàng đã xuất hiện.
Khu vực tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Việc đóng ngân sách Nhà nước thể hiện tinh thần phụng sự xã hội của các doanh nghiệp, hướng đến kinh tế phát triển bền vững.
Việc phải chuyển nhượng cổ phần công ty liên kết, đồng thời đi vay nợ cả nghìn tỷ đồng để triển khai dự án Crystal Holidays Harbour Vân Đồn nhưng vẫn ráo riết chuẩn bị triển khai một loạt các dự án lớn khác, đang đặt ra dấu hỏi về năng lực tài chính của Everland.