Cổng làng - nét xưa độc đáo trong dòng chảy hiện đại của Hà Nội. cl-1.jpgTrải qua hàng trăm năm, những cổng làng còn lại tại Thủ đô Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng, không chỉ kiến trúc mà cổng làng còn là nơi thể hiện niềm tự hào của dân làng. Ngày nay, những chiếc cổng làng dường như đang trái ngược với nhịp sống hối hả của Hà Nội bởi nó luôn chứa đựng vẻ đẹp bình yên của mảnh đất kinh kỳ xưa.

cl-2.jpg
Trên phố Thụy Khuê có khá nhiều cổng làng, mỗi cổng làng chỉ cách nhau vài trăm mét, nằm đan xen giữa những căn nhà hiện đại tạo nên nét đặc trưng riêng mà không nơi nào có của nơi đây.
cl-4.jpg
Cổng làng Yên Thái, điểm đầu của ngõ 562 Thuỵ Khuê vốn nổi tiếng với nghề làm giấy dó. Ngày xưa, người làng Yên Thái làm những loại giấy dành để tiến cử triều đình và giấy trắng.Trên cổng còn treo tấm hoành phi khắc 4 chữ vàng “Mỹ tục khả phong” được triều Nguyễn ban cho làng.
cl-3.jpg
Bên cạnh đó là bảng tưởng nhớ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm nơi đây vào năm 1946.
0ec5bc0387e242bc1bf37.jpg
Đây cũng là cổng làng duy nhất ở Hà Nội vẫn còn lại di tích xưa với hai bên cửa là hai "ông sấu đá" ngồi canh.
b89b55526eb3abedf2a213.jpg
Cổng Hầu ở ngõ 530 Thụy Khuê là lối dẫn vào làng An Thọ xưa, sở hữu nét đẹp cổ kính.
d00c7bcb402a8574dc3b14.jpg
Cổng được trùng tu vào năm Mậu Dần 1998 song vẫn giữ lại hình dáng cổ với mái ngói xưa.
8d6cb2a489454c1b15549.jpg
Phía bên trong cổng phần mái ngói vẫn giữ lại nét cổ kính nguyên trạng.
4f7374ba4f5b8a05d34a16.jpg
Cổng làng Đông Xã ở ngõ 444 Thụy Khuê sở hữu kiểu thiết kế vuông vức, trước kia sở hữu 5 bậc lên xuống nhưng do bất tiện người dân đã phá bỏ những bậc thang này.
6fd8291e12ffd7a18eee17.jpg
Cổng làng Đông Xã xưa có 2 cánh cửa gỗ đóng mở vào buổi tối và sáng sớm, sau này, cánh cổng cũng bị loại bỏ vì bất tiện. Theo thời gian, cổng làng Đông Xã đã bong tróc nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc khá nổi bật.
d20a9acea12f64713d3e12.jpg
Phía trên lợp ngói toát lên vẻ cổ kính, rêu phong và nhuốm màu thời gian.
8ff140387bd9be87e7c88.jpg
Cổng làng Yên Phụ được tọa lạc trên đường Yên Phụ (quận Tây Hồ). Đây là một ngôi làng cổ ở trên bán đảo nhô ra ở Hồ Tây, trước đây, ngoài nghề trồng hoa, nuôi cá cảnh, làng còn có nghề làm hương đốt với lịch sử rất lâu đời.
f65d6f955474912ac8654.jpg
Phần phía trên cổng làng thường "đắp" một đôi kỳ lân hoặc họa tiết phượng múa.
a96854a06f41aa1ff3503.jpg
Ngoài ra, phần phía trên còn được trang trí, thiết kế bằng nhiều chất liệu khác nhau.
0a55659d5e7c9b22c26d1.jpg
Cổng của làng Tương Mai cổ nằm trên phố Trương Định.
f0d9f411cff00aae53e12.jpg
Ngay bên trong cổng làng có hàng nước trà đá vỉa hè, có phiên chợ cóc mở mỗi sáng, có sân đình cho lũ trẻ nhỏ đùa nghịch, có cả các ông cụ cùng nhau chơi cờ. Người ta bảo nhau, dù hàng trăm hàng vạn thứ có thể đổi thay, nhưng riêng nếp sinh hoạt phía sau cổng làng vẫn vẹn nguyên.
032f24e71f06da5883175.jpg
Trải qua hàng trăm năm thăng trầm của lịch sử, những cổng làng vẫn trầm mặc giữa lòng Thủ đô Hà Nội như một miền ký ức đẹp đẽ của nhiều thế hệ đã và đang sinh sống ở nơi đây.

Duy Khánh