Tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội của UBND TP. Hà Nội tổ chức chiều 19/1, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Mạc Đình Minh cho biết, Hà Nội đã ban hành đề án cải tạo chung cư cũ trên địa bàn, kèm theo đề án là 6 kế hoạch triển khai. Trong các kế hoạch đều giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, UBND các quận, huyện để triển khai thực hiện. Sở Xây dựng là cơ quan thường trực triển khai đề án đã tổ chức quán triệt các văn bản của Thành phố.
"Sau khi Sở Xây dựng tổ chức cuộc tuyên truyền, hiện nay có gần 100 nhà đầu tư quan tâm đề án, dự án cải tạo chung cư cũ của Hà Nội", Phó Giám đốc Sở Xây dựng Mạc Đình Minh cho biết
Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác quy hoạch, công tác xây dựng hệ số K, tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư… Thời gian qua, hai nội dung liên quan xây dựng hệ số K và chọn chủ đầu tư được Sở xây dựng hướng dẫn cụ thể, sắp tới Ban chỉ đạo sẽ ủy quyền cho các quận, huyện nơi có nhà chung cư cũ triển khai xây dựng hệ số, xây dựng tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư với từng dự án.
Về kết quả cải tạo chung cư cũ, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Mạc Đình Minh, theo kế hoạch, đợt đầu tiên triển khai 10 khu, trong đó có 4 khu cấp độ D. Công tác đầu tiên phải làm là công tác kiểm định và quy hoạch. Về kiểm định, Sở Xây dựng đã phê duyệt nhiệm kiểm định cho 1.022 chung cư cũ. Trong đó, Sở Xây dựng trực tiếp kiểm định 126 tòa, các quận, huyện đã nộp hồ sơ kiểm định lên Sở là 47 tòa nhà. Trong thời gián tới, Sở Xây dựng sẽ công bố 53 kết quả kiểm định chung cư cũ.
Sau khi kiểm định và thực hiện quy hoạch sẽ xây dựng hệ số K, tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư sẽ được thực hiện theo quy định.
Thông tin về tình hình nước sạch tại Khu đô thị Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Mạc Đình Minh nói tháng 10/2023, xảy ra tình trạng thiếu nước tại khu đô thị Thanh Hà. Sở Xây dựng đã chỉ đạo Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống, Công ty TNHH Nước sạch Hà Nội, Công ty Cổ phần Viwaco điều tiết nguồn nước sạch cho Công ty Nước sạch Hà Đông để cấp nước cho khu đô thị Thanh Hà.
Từ tháng 11/2023 đến nay, lượng nước điều tiết ở nước mặt sông Đuống cho khu đô thị đảm bảo nhu cầu của người dân trong khu đô thị, lưu lượng đạt từ 3.500-5.500m3/ngày/đêm.
Đặc biệt, để bổ sung nước cho khu vực quận Hà Đông, huyện Thanh Trì, huyện Thanh Oai, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND Thành phố xây dựng trạm tăng áp cục bộ trên đường 70. Việc này đã được UBND TP chấp thuận. Hiện nay, Công ty nước mặt sông Đuống sẽ triển khai xong trong tháng 1/2024.
Từ đó, lượng nước cho khu đô thị Thanh Hà sẽ được cải thiện. Vừa qua có thông tin mất nước tại khu đô thị vào lúc 22h ngày 7/1/2024 đến 6h ngày 8/1/2024. Sự cố này do Công ty nước mặt sông Đuống cắt nước tạm thời để đấu nối vào trạm tăng áp. Sau đó lưu lượng cấp nước tại khu vực này đã ổn định. Lượng nước cấp hàng ngày khoảng 5.703 m3/ngày/đêm. Liên quan đến tình hình trật tự tại khu vực này, lãnh đạo TP đã chỉ đạo quyết liệt, UBND huyện Thanh Oai, quận Hà Đông đang làm việc trực tiếp với chủ đầu tư và người dân. Công ty nước sạch Hà Đông khẳng định việc cấp nước sạch cho khu đô thị Thanh Hà luôn được đảm bảo.
Liên quan đến nội dung xây dựng đề án thu phí vỉa hè, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, tháng 8/2023, Thành phố đã có quyết định về thành lập tổ soạn thảo đề án quản lý, khai thác, sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn Hà Nội. Tổ soạn thảo gồm 36 người của 11 sở, ngành và đơn vị thành viên. Hiện nay, tổ soạn thảo đang xây dựng và hoàn thiện dự thảo đề án.
Nội dung đề án đưa ra 3 nguyên tắc: Thứ nhất là lòng đường, vỉa hè được sử dụng cho mục đích chính là giao thông; thứ hai là hè phố phục vụ chủ yếu cho người đi bộ, kết hợp với là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; thứ ba việc sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, sử dụng đúng mục đích và phạm vi cho phép.
Toàn bộ đề án đang được soạn thảo và lấy ý kiến, sau khi lấy ý kiến các sở, ngành, tổ soạn thảo sẽ báo cáo Thành phố và thông tin cụ thể về đề án.
Theo phê duyệt, dự án trên nằm tại số 14 Trần Quang Khải, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng với diện tích đất sử dụng 8.318,4 m2; trong đó diện tích xây dựng công trình 5.010 m2 ; đất giao thông và cây xanh 3.308,4 m2.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sẽ là một trong những đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nhà nước có thể thu hồi đất để xây dựng công trình giao thông; thủy lợi; cấp nước; xử lý chất thải; năng lượng, chiếu sáng công cộng; dầu khí; hạ tầng bưu chính, viễn thông; chợ dân sinh, chợ đầu mối; tín ngưỡng, tôn giáo; khu vui chơi, giải trí công cộng…
Theo ghi nhận hiện giá bán sơ cấp căn hộ chung cư ở Hà Nội trung bình đạt 58 triệu đồng/m2 thông thủy, tăng 7% theo quý và 12% so với cùng kỳ năm trước. Giá mở bán trung bình này đã tăng trong 20 quý liên tiếp.
Tính đến hết 31/12/2023, Tập đoàn Hà Đô đã ghi nhận 3.020 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tương đương 974 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt 6% kế hoạch lợi nhuận đã được thông qua.
UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã thống nhất sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao tỉnh lập quy hoạch tổng thế dự án, đề xuất các dự án thành phần; đồng thời đề xuất chủ trương, cơ chế thực hiện.
Sau khi chi một số tiền lớn mua lại dự án, thời gian gần đây, Gamuda Land đang tập trung nhân lực, máy móc thi công phần móng của dự án.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai bác bỏ thông tin quyết định cấp gần 392 ha đất cho doanh nghiệp; khẳng định văn bản trên mạng là quyết định giả mạo, đồng thời yêu cầu Sở TTTT phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra, làm rõ.
Trong các đồ án đang được niêm yết công khai để lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư đối với nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể, quận Đống Đa đề xuất nâng gấp đôi số tầng tại khu tập thể Trung Tự từ 24 lên 48.
Thông tin trên được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu ra khi trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).