Thứ 5 ngày 21 tháng 11 năm 2024 / 14:31

Dấu ấn doanh nhân Đoàn Quốc Việt ở "đế chế" 30 tuổi của BIM Group

Sau 30 năm chèo lái con thuyền BIM Group, ông Đoàn Quốc Việt đã xây dựng doanh nghiệp này trở thành một đế chế hùng mạnh, đa ngành, đa nghề.

BIM Group | ông Đoàn Quốc Việt | doanh nghiệp | bất động sản | dự án | Hạ Long |

Dấu ấn doanh nhân Đoàn Quốc Việt ở "đế chế" 30 tuổi của BIM Group

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

Như chúng tôi đã đưa tin, ngày 7/11, ông Đoàn Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm nhà sáng lập BIM Group qua đời ở tuổi 70. 

Nhắc đến cái tên Đoàn Quốc Việt, nhiều người nghĩ ngay đến ông chủ doanh nghiệp đang sở hữu khối bất động sản khổng lồ ở phía Bắc. 

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, sau khi bảo vệ thành công luận án nghiên cứu sinh tại Học viện Hàng không và Cơ học ứng dụng Đại học Bách khoa Warsaw, ông Việt không khởi nghiệp bằng nghề mình đã học mà chuyển hướng kinh doanh bằng việc buôn bán máy tính tại Ba Lan và Nga.

Đến năm 1994, ông quay trở về Việt Nam sinh sống và kinh doanh. Sau đó, khách sạn tư nhân Hạ Long Plaza ra đời, mở đầu cho sự nghiệp của ông tại Việt Nam. Đây cũng là nơi BIM Group ra đời và trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành với các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là bất động sản, nông nghiệp và thực phẩm, năng lượng tái tạo, dịch vụ tiêu dùng.

cố Chủ tịch Bim Group - Đoàn Quốc Việt. Ảnh: Bim Group
cố Chủ tịch Bim Group - Đoàn Quốc Việt. Ảnh: Bim Group

Bất động sản làm trụ cột

Bất động sản đóng vai trò trụ cột trong ‘”đế chế” kinh doanh của ông Đoàn Quốc Việt với thành viên chủ chốt là Công ty Cổ phần Bất động sản BIM (BIM Land).

Giới thiệu trên webside của mình, BIM Group cho biết: “Với quỹ đất 7,2 triệu m2 và đang tiếp tục mở rộng, thông qua thương hiệu BIM Land, BIM Group thiết lập tiêu chuẩn mới về những đô thị, hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng và các loại hình bất động sản đa dạng khác theo chuẩn mực quốc tế”.

Tại Quảng Ninh, ngoài dự án Hạ Long Plaza, BIM Group là chủ đầu tư dự án Khu đô thị Halong Marina (248ha) với nhiều dự án thành phần, bao gồm: Grand Bay Halong (6,6 ha), Green Bay Village (10 ha), Royal Lotus Resort & Villas (4 ha), Little Vietnam (3,3 ha)…

bim-1731086838-3809-1731086924

Bên cạnh đó, BIM Group cũng là chủ đầu tư dự án Khu đô thị dịch vụ Hùng Thắng, được phát triển trên quỹ đất được UBND tỉnh Quảng Ninh thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án đường bao biển Hùng Thắng.

Về phía Nam, BIM Group cũng phát triển nhiều dự án bất động sản đáng nể tại “đảo ngọc” Phú Quốc như: Phú Quốc Marina, Park Hyatt Phu Quoc, Palm Garden Shop Villas Phu Quoc (7ha), InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort (9,2ha).

Không chỉ trong nước, tại Lào, thông qua BIM Land, BIM Group đang sở hữu ba dự án là Royal Square - Crowne Plaza Vientiane, Holiday Inn Vientiane, Toong Co-working Space.

Thời gian đầu, việc kinh doanh rất thuận lợi. Tuy nhiên, sau giai đoạn tăng trưởng nóng, những năm gần đây do khó khăn chung của thị trường bất động sản, lợi nhuận của BIM Land đang có xu hướng đi xuống theo biến động thị trường.

Cụ thể, trong báo cáo mới nhất gửi HNX, BIM Land cho biết nửa đầu năm 2024 đã lỗ hơn 341 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu doanh nghiệp này báo lỗ sau 5 năm. Đáng chú ý, trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn, lợi nhuận của BIM Land bắt đầu suy giảm từ năm ngoái.

Cụ thể, năm 2023, lãi sau thuế của doanh nghiệp khoảng 798 tỷ đồng, giảm 54% so với năm trước đó. Giai đoạn 2019-2021, lợi nhuận của BIM Land dao động từ 945 tỷ đến hơn 2.000 tỷ đồng.

Kinh doanh lao dốc, vốn chủ sở sở hữu của BIM Land tại thời điểm cuối tháng 6/2024 chỉ còn 7.042 tỷ đồng, giảm hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nợ phải trả của BIM Land ở mức 21.140 tỷ đồng, trong đó dư nợ trái phiếu hơn 5.420 tỷ đồng.

bim-1731086838-3809-1731086924

Quả ngọt” đến từ lĩnh vực năng lượng 

Bước vào lĩnh vực năng lượng, BIM Group cũng đã nhanh chóng khẳng định được tên tuổi của mình. Sự ra đời của BIM Energy vào tháng 9/2017 được xem là bước tiến quan trọng của Tập đoàn này vào mảng năng lượng. 

Tập đoàn xây dựng các trang trại điện mặt trời - điện gió, toàn bộ diện tích của cụm nhà máy điện mặt trời, điện gió đều được đặt trên cánh đồng muối diện tích 2.500ha, tạo thành tổ hợp kinh tế xanh sản xuất năng lượng sạch và muối sạch lớn nhất Việt Nam.

Tháng 4/2019, BIM Energy đã khánh thành cụm nhà máy điện mặt trời với tổng đầu tư 7.060 tỷ đồng tại Ninh Thuận. Đây là dự án điện mặt trời quy mô lớn nhất Đông Nam Á thời điểm đó. 

bim-1731086838-3809-1731086924

Nhà máy điện mặt trời của BIM

Tới năm 2020, cụm nhà máy đã đạt tổng công suất 405MWp. Hơn 1 triệu tấm pin mặt trời sản xuất hơn 665 triệu số điện một năm, đáp ứng nhu cầu của 200 nghìn hộ gia đình. Cụm nhà máy điện mặt trời đã đóng góp vào ngân sách hơn 500 tỷ đồng, tạo ra gần 200 việc làm có thu nhập ổn định tại địa phương.

Lần hé lộ kết quả kinh doanh gần nhất là năm 2019, lợi nhuận thuần của BIM Enery đạt mức 343,5 tỷ đồng, cao gấp 59,6 lần so với năm 2018, tương ứng với biên lợi nhuận lên tới 48,8%.

Vào tháng 12/2022, BIM Energy đã ký kết thành công gói tài chính trị giá 107 triệu USD với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhằm hỗ trợ vận hành dự án điện gió quy mô 88MW tại tỉnh Ninh Thuận.

Cụ thể, khoản tài chính này bao gồm 25 triệu USD từ Quỹ nguồn vốn vay thông thường (OCR) của ADB và 82 triệu USD do ADB thu xếp từ khoản cho vay đối ứng (parallel loan).

Ngoài khoản tài trợ tài chính 107 triệu USD, dự án Điện gió BIM cũng nhận được khoản hỗ trợ không hoàn lại trị giá 5 triệu USD từ Quỹ Phát triển và Đổi mới Khí hậu do Goldman Sachs và Bloomberg Philanthropies tài trợ và do ADB quản lý. Khoản hỗ trợ không hoàn lại này được sử dụng cho các sáng kiến liên quan đến các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội. 

Mục tiêu của BIM Energy tới năm 2025 là phát triển ít nhất 1GW năng lượng sạch (điện gió và điện mặt trời).

Ngoài hai lĩnh vực trên, doanh nhân Đoàn Quốc Việt còn đưa BIM Group nổi danh trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm khi là một trong những đơn vị nuôi trồng, sản xuất thủy hải sản lớn nhất Việt Nam. Diện tích nuôi trồng của tập đoàn trải rộng hàng nghìn ha, từ Bắc vào Nam như Quảng Ninh, Ninh Thuận và Kiên Giang.

Sản xuất muối cũng là một mảng hoạt động quan trọng khác của BIM Group khi tập đoàn này còn sở hữu cánh đồng muối rộng 2.500ha tại Quán Thẻ (tỉnh Ninh Thuận) - một trong ba cánh đồng muối lớn nhất Đông Nam Á. Đến nay, khu kinh tế công nghiệp muối này đạt sản lượng trên 350.000 tấn muối mỗi năm.

Trong lĩnh vực dịch vụ tiêu dùng, thông qua Công ty Cổ phần Life Style Việt Nam, BIM Group sở hữu chuỗi phòng tập Elite Fitness, kinh doanh độc quyền thương hiệu Zpizza. Thêm nữa, công ty này còn thông qua công ty con là Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Thiếu Nhi Mới sở hữu mô hình sân chơi Giáo – Trí mang thương hiệu tiNiWorld.

Ngoài ra, khi còn đương nhiệm, ông Việt cũng từng ấp ủ kế hoạch lấn sân sang mảng hàng không khi thành lập Air Mekong vào năm 2009. Công ty này cũng là hãng hàng không tư nhân thứ ba được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, do kinh doanh thua lỗ lớn cho nên Air Mekong đã chính thức ngừng bay vào năm 2013 và chính thức ngừng hoạt động vào năm 2015./.

Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn copy https://kinhdoanhvaphattrien.vn/de-che-bim-group-kinh-doanh-ra-sao-duoi-thoi-ong-doan-quoc-viet-40219.html

Tin liên quan