Khách sạn Lâu đài Tam Đảo (thị trấn Tam Đảo) được xây dựng trên nền đất của tòa nhà toàn quyền Đông Dương thời Pháp thuộc. Qua nhiều năm, không hiểu vì lý do gì phần đất này đã thuộc quyền sử hữu của tư nhân, đến năm 2010 Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng có trụ sở tại Thanh Xuân, Hà Nội của doanh nhân Lê Xuân Trường đã chính thức mua lại và đầu tư khách sạn Lâu đài Tam Đảo.
Được biết, với số tiền đầu tư lên đến vài trăm tỷ đồng, doanh nhân Lê Xuân Trường kỳ vọng khách sạn lâu đài Tam Đảo sẽ trở thành biểu tượng của thị trấn Tam Đảo.
Tuy nhiên, theo quan sát và tìm hiểu của phóng viên, đến nay sau nhiều năm hoàn thành khách sạn Lâu đài Tam Đảo vẫn chưa đưa vào khai thác, cung cấp dịch vụ cho du khách. Hiện trạng khách sạn đang “bỏ hoang” nhiều hạng mục có dấu hiệu xuống cấp không được duy tu bảo dưỡng.
Một lãnh đạo thị trấn Tam Đảo cho biết, hiện tại khách sạn Lâu đài Tam Đảo của Công ty Cổ phần Lạc Hồng của đại gia Lê Xuân Trường đã được chuyển nhượng cho một đơn vị khác ở Hà Nội. Do các bên đến UBND thị trấn làm thủ tục sang tên nên mới biết được vậy. Hiện tại khách sạn này vẫn chưa có kế hoạch khai thác, hiện giờ đang đóng cửa và chỉ có bảo vệ trông coi.
Được biết, khi đầu tư công trình khách sạn Lâu đài Tam Đảo, đại gia Lê Xuân Trường rất kỳ vọng đây là công trình mang dấu ấn Công ty Lạc Hồng và tên tuổi của ông. Việc bán đi khách sạn lâu đài Tam Đảo khiến cho du khách khi lên thị trấn Tam Đảo chưa biết khi nào mới được vào chiêm ngưỡng, tận hưởng dịch vụ cao cấp tại đây.
Mặc dù UBND tỉnh Vĩnh Phúc rất quan tâm tới công trình khách sạn Lâu đài Tam Đảo này, bằng việc định hướng kiến trúc, không gian cảnh quan thị trấn Tam Đảo trong Quyết định số 2617/QĐ-UBND ngày 30/11/2023 về việc ban hành Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Cụ thể:
Các vị trí được UBND tỉnh Vĩnh Phúc coi là điểm nhấn về cảnh quan đô thị tại thị trấn Tam Đảo bao gồm Khu vực Nhà thờ Đá Tam Đảo; khu vực xung quanh tòa Lâu Đài Tam Đảo; khu vực dọc hai bên suối Mơ dẫn xuống thác Bạc; khu vực Cầu Mây; khách sạn Grand Victory; tổ hợp dịch vụ khách sạn Venus; khu dân tư Tổ dân phố số 2 thị trấn Tam Đảo. Đây là các khu vực tạo lập nên cảnh quan đô thị và mang đậm bản sắc của thị trấn du lịch Tam Đảo núi.
UBND tỉnh yêu cầu bổ sung thêm cây hoa, vật kiến trúc và đèn trang trí cho đường dẫn vào công trình Lâu đài Tam Đảo; tạo không gian mở cho không gian phía trước công trình Lâu đài, tuyệt đối không được tạo rào chắn, barie nằm ngoài phạm vi ranh giới lô đất xây dựng công trình Lâu đài; bổ sung thêm cây xanh, đặc biệt là cây thông xung quang công trình Lâu đài để tạo cảnh quan, thu hút khác du lịch; hạn chế tối đa việc xây dựng công trình làm cản trở đến hướng nhìn từ các phía đến công trình Lâu đài.
Được quan tâm là vậy, nhưng đến nay công trình đang chuyển giao, và chủ sở hữu mới vẫn chưa có kế hoạch sử dụng, đưa vào vận hành khai thác.
Trong vai trò nhà đầu tư, tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Công ty Cổ phần Lạc Hồng là chủ đầu tư được UBND tỉnh Vĩnh Phúc coi là doanh nghiệp trọng điểm, ưu đãi đầu tư: Với loạt dự án mang tính biểu tượng với tổng vốn đầu tư lên tới cả nghìn tỉ đồng, như: Khách sạn Lâu đài Tam Đảo (400 tỷ đồng); Khách sạn Venus Tam Đảo (400 tỷ đồng); Cáp treo Tây Thiên (260 tỷ đồng); Rock Café; Quán Gió…
Trên trang Web của Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng (Lachong.vn) vẫn công khai thông tin các dự án và nguồn vốn đầu tư bao gồm: Khách sạn Lâu đài Tam Đảo: Giá trị đầu tư 400 tỷ đồng; Khách sạn Venus Tam Đảo: Giá trị đầu tư 400 tỷ đồng; Khu ẩm thực Giá trị đầu tư 80 tỷ đồng; Khu nhà dịch vụ Giá trị đầu tư 33 tỷ đồng.
Hiện nay, Lạc Hồng còn sở hữu công ty con là Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo (Nam Tam Đảo) - thành lập tháng 11/2004, trụ sở chính đặt tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Cuối năm 2020, Nam Tam Đảo được Thủ tướng quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Sân gôn Lanh Thanh - Khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Dự án này có quy mô 73,2 ha, tổng vốn đầu tư hơn 655,5 tỷ đồng, mục tiêu đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf 18 lỗ.
Hàng loạt khu dân cư, khu đô thị, khu nhà ở… tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư đăng ký; trong khi đó, loạt dự án có tổng mức đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng giữa Thủ đô lại “vắng bóng” nhà đầu tư.
Một số dự án có quy mô lớn chuẩn bị kêu gọi đầu tư gồm: Dự án khu nhà ở tại lô đất ký hiệu 7, phía Tây đường Hùng Vương, xã Bình Kiến, TP. Tuy Hòa quy mô 2.579 tỷ đồng; dự án tổ hợp khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp An Hòa Hải quy mô 4.200 tỷ đồng…
Sáng 16/5, tại cuộc làm việc giữa Đại biểu Quốc hội TPHCM với UBND Thành phố để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra trong ít ngày tới, đại diện Sở Xây dựng Thành phố thông tin về giải pháp đối với các căn hộ tái định cư và đất nền đang bỏ trống trên địa bàn.
Dự án gồm 40,97 ha đất ở; trong đó: Đất ở biệt thự khoảng 7,29 ha; đất ở liền kề khoảng 10,9 ha; đất ở cao tầng khoảng 12,5 ha; đất nhà ở xã hội khoảng 10,28 ha. Mật độ xây dựng tối đa 30%; tầng cao tối đa 25 và 30 tầng.
Cụ thể, công ty đã bán nhà ở hình thành trong tương lai mà không có hợp đồng với ngân hàng thương mại đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng đối với 155 lô đất do công ty đã chuyển nhượng năm 2022.
Dự án Khu tổ hợp Phú Diễn - Ecity Phú Diễn có diện tích gần 8,7 ha nằm trên phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm do Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Phát triển Công nghiệp Châu Á làm chủ đầu tư vừa được Hà Nội phê duyệt triển khai từ quý I/2024 - IV/2028.
Hàng loạt khu dân cư, khu đô thị, khu nhà ở… tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư đăng ký; trong đó các khu dân cư, khu đô thị dưới nghìn tỷ được nhiều nhà đầu tư để mắt tới.
Lựa chọn cách xuất hiện không ồn ào với chiến lược “hữu xạ tự nhiên hương” để các sản phẩm tự chứng minh giá trị và thuyết phục khách hàng, MIK Group khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản với hàng ngàn sản phẩm đã được bàn giao tới khách hàng.
Ông Đinh Thiên Tân, Trưởng Phòng Quản lý vận hành, Sở Xây dựng TPHCM cho biết điều này tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn chiều 9/5. Đây là những căn hộ được dự kiến dùng làm nơi bố trí tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án.
Việc góp vốn được thực hiện thông qua mua thêm 20 triệu cổ phần phát hành mới, qua đó tăng vốn điều lệ công ty con từ 421 tỷ lên 621 tỷ đồng.