Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1250/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án.
Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình được bổ nhiệm làm Trưởng Ban chỉ đạo và Phó Trưởng Ban là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Các Thành viên Ban chỉ đạo gồm: Bộ trưởng Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng; Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh; Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Dũng; Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Thế Tùng; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy; Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Minh Khương.
Quyết định nêu rõ, Ban chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ, quyền hạn nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, bao gồm các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn đầu tư tư nhân trong nước, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn vốn khác.
Đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra, điều hòa phối hợp và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát, tổng hợp khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao, xác định nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc và đề xuất phương án xử lý; chỉ đạo các bộ, cơ quan hướng dẫn tháo gỡ theo thẩm quyền.
Tổng hợp khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án theo các nhóm vấn đề cụ thể, xác định thẩm quyền xử lý của các cấp có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét; cho phép trình Chính phủ ban hành Nghị quyết để hướng dẫn.
Đồng thời, Ban chỉ đạo cũng có nhiệm vụ chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án thuộc thẩm quyền của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề mới phát sinh.
Xem xét, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.
Theo quyết định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo, chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban chỉ đạo, sử dụng bộ máy của mình để thực hiện nhiệm vụ giúp việc cho Ban chỉ đạo theo chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo, bảo đảm không làm tăng đầu mối tổ chức và biên chế.
Trước đó, ngày 26/10, tham gia thảo luận tại Quốc hội về tình hình kinh tế- xã hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng với việc thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án thì các dự án ách tắc, đang “đắp chiếu” cả chục năm nay sẽ được rà soát, trên cơ sở đó sẽ phân loại xem đâu là lỗi của nhà đầu tư, đâu là lỗi của nhà nước để tìm ra cách xử lý.
“Qua thống kê sơ bộ của chúng tôi thì có khoảng 160 dự án như thế với 59.000 tỷ đồng, nhưng chắc chắn thực tế còn nhiều. Lần này sẽ tổng rà soát, xem cả nước đang còn bao nhiêu dự án, bao nhiêu tiền. Nếu làm được điều này sẽ giải phóng được nguồn lực rất lớn, đóng góp ngay cho thu ngân sách, cho tăng trưởng, giúp đỡ cho nhiều doanh nghiệp đang bị đọng vốn...,” Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Theo ông Dũng, việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án đắp chiếu không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp mà còn giải phóng nguồn vốn lớn, giúp tăng thu ngân sách, đóng góp ngay cho tăng trưởng GDP, tạo công ăn việc làm cho người dân./.
Eximbank ghi nhận lãi trước thuế đột biến trong quý 3/2024, gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Sàn thương mại điện tử Temu đang "gây bão" trong những ngày gần đây khi liên tục tung nhiều chiêu thức hấp dẫn để câu khách và đẩy mạnh tiếp thị.
Lãnh đạo Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, đôn đốc nhà đầu tư thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hanoi Melody Residences theo báo cáo, đề xuất của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Với tình trạng cung - cầu và sức nóng của thị trường bất động sản hiện tại, khả năng các kỷ lục giá mới tiếp tục được thiết lập trong các phiên đấu giá tới là rất cao và sẽ dần dần trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”, bởi tâm lý đầu cơ vẫn còn và kỳ vọng tăng giá bất động sản tiếp tục được duy trì, theo VARS.
Cục Thuế tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn đối với Tập đoàn Tecco - Chi nhánh tại Nghệ An do nợ thuế quá hạn.
Cập nhật đến 24/10, Hà Nội có thêm 6 dự án với gần 9.500 căn nhà của các chủ đầu tư Vinhomes, CapitaLand, Xuân Trường Hoành Bồ và Xây dựng nhà Thủ đô đủ điều kiện mở bán; trong đó, Vinhomes Cổ Loa chiếm gần một nửa.
Quý 3 vừa qua, dù thị trường sôi động hơn nhưng giá bán sơ cấp của các căn hộ ở TP.HCM không ghi nhận nhiều sự thay đổi, vẫn giữ ở mức khoảng 3.000 - 5.000 USD/m2 cho nên đã kích thích dòng tiền của nhiều nhà đầu tư đổ vào thị trường.
Khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư này không áp dụng đối với trường hợp giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư đã được thống nhất tại Hội nghị nhà chung cư hoặc được thỏa thuận chung về giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trong hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua căn hộ, phần sở hữu riêng khác trong nhà chung cư.
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản giao cơ quan công an làm rõ việc trả giá cao bất thường tại cuộc đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ cát số 160D thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hoá.
Việc Temu gia nhập thị trường Việt Nam đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng cạnh tranh và tác động tới doanh nghiệp trong nước.