Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Công điện nhấn mạnh việc kịp thời khắc phục vướng mắc, hồi sinh và đưa vào vận hành hoạt động tốt các công trình tồn đọng đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tạo niềm tin cho người dân.
Cụ thể, Công điện nêu rõ, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nhiều chỉ đạo các Bộ, cơ quan, địa phương quyết liệt thực hiện các giải pháp để xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công.
Do đó, nhiều công trình, dự án đã được kịp thời khắc phục vướng mắc, hồi sinh và đưa vào vận hành hoạt động tốt như: Dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông, dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc, Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, dự án khai thác Mỏ khí Lô B và Trung tâm nhiệt điện Ô môn, tháo gỡ một số vướng mắc của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, sân bay quốc tế Long Thành,… nhiều công trình được triển khai thần tốc, rút ngắn thời gian thi công như công trình đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Qua đó, đã nâng cao hiệu quả sử dụng, không để lãng phí nguồn lực của nhà nước và xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo niềm tin cho Nhân dân.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công trình, dự án chưa được các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị kịp thời tháo gỡ khó khăn, để tồn đọng, dừng thi công kéo dài như: Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ, Dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức, Dự án chống ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem… gây lãng phí nguồn lực, bức xúc trong dư luận xã hội.
Để tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng đối với các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài, trụ sở, công sở… Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí; tổ chức thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhanh các công trình, dự án, không để thất thoát, lãng phí, nhất là các dự án tồn đọng, dừng thi công, trụ sở các Bộ, cơ quan, ngân hàng thương mại nhà nước, các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh tại các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, các bệnh viện, khu ký túc xá sinh viên…
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai ngay việc rà soát, thống kê toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công, trụ sở, công sở không sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả thuộc phạm vi, địa bàn quản lý; khẩn trương xây dựng Kế hoạch biện pháp xử lý các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công, thi công chậm tiến độ; sử dụng hiệu quả công trình trụ sở, công sở, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/11/2024.
Xác định rõ trách nhiệm, nội dung công việc, tiến độ, thời gian hoàn thành, cơ quan đơn vị thực hiện, để làm cơ sở đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá.
Đối với những nội dung công việc thuộc thẩm quyền, chủ động có giải pháp xử lý ngay, dứt điểm các vướng mắc, tồn tại, đồng thời bố trí, huy động các nguồn lực để triển khai nhanh các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài, chậm tiến độ, hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả mục tiêu dự án. Bố trí sử dụng hiệu quả các công trình công sở, trụ sở trên địa bàn, nhất là đối với các công trình công sở, trụ sở sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.
Đối với những nội dung vượt thẩm quyền, khẩn trương rà soát, báo cáo rõ nội dung, quy định vướng mắc, đề xuất giải pháp xử lý, cơ quan có trách nhiệm giải quyết và cấp có thẩm quyền quyết định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo xử lý kịp thời trước ngày 30/11/2024.
Xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để các dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài; kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, chậm trễ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao trong giải quyết các vấn đề liên quan, để các dự án, công trình chậm tiến độ, kéo dài, lãng phí nguồn lực.
Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện Công điện này./.
Trước đó, trong tháng 10/2024, doanh nghiệp này đã phát hành thành công 300 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 36 tháng, với lãi suất thả nổi 4,85%/năm.
Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 (Licogi 18) - Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18.1 (Licogi 18.1) vừa được UBND tỉnh Hải Dương chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng tại Khu đô thị mới Bắc cầu Hàn (giai đoạn 1).
Đến cuối tháng 9/2024, Công ty Sữa Quốc tế LOF ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể về nợ vay, với tổng số lên tới 1.468 tỷ đồng - tăng 89% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, phần lớn trong số đó là các khoản vay ngắn hạn.
Sau khi được thành lập, tổ công tác sẽ rà soát tổng thể và thống kê số liệu các khu nhà, các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn TP.HCM đã được cấp phép đầu tư xây dựng và được đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận.
Trong 9 tháng đầu năm, riêng nhóm ngân hàng cổ phần quốc doanh BIDV, VietinBank và Vietcombank hút được thêm 309.400 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/10/2024, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài với gần 5,23 tỷ USD (tăng gần 900 triệu USD so với thời điểm cuối tháng 9), chiếm gần 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp 2,38 lần cùng kỳ.
Tại quyết định mới ban hành, Hà Nội duyệt bổ sung danh mục kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Đông Anh gồm 69 dự án, với tổng diện tích 760,04 ha; trong đó, có nhiều dự án khu đô thị mới với quy mô lớn.
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản (BĐS) bắt đầu có những chuyển biến tích cực trong những tháng vừa qua, kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn trong năm 2025.
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở hơn 500 tỷ đồng tại phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò.
Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng được phê duyệt từ năm 2009 với mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh tăng lên hơn 5.550 tỷ đồng, kéo dài suốt 15 năm vẫn chưa thể vận hành.