Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng là công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh Nghệ An do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 4 (Ban 4), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) làm chủ đầu tư.
Công trình Hồ chứa nước Bản Mồng được xây dựng trên địa bàn các huyện: Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An và một phần ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá có sức chứa 225 triệu m3 nước, phục vụ tưới tiêu cho hơn 18.800 ha đất nông nghiệp.
Theo thiết kế, đập chính bằng bê tông dài 221 m, cao hơn 45 m, tràn xã lũ gồm 5 khoang, mỗi khoang rộng 75 m. Ngoài ra, trong thân đập chính còn có Thủy điện Bản Mồng với công suất lắp máy 45 MW.
Dự án được phê duyệt từ năm 2009, với tổng mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh tăng thêm 1.808 tỷ đồng, nâng tổng mức đầu tư lên 5.552 tỷ đồng. Mặc dù có mức đầu tư lớn, nhưng sau 15 năm công trình vẫn chưa thể đi vào vận hành gây hệ lụy lớn cho người dân địa phương cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội của khu vực.
Bộ NN&PTNT cho biết, phần việc thuộc hợp phần xây dựng của dự án đến nay đã thực hiện đạt trên 95%, phần công tác bồi hoàn, giải phóng mặt bằng (do hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa phụ trách) còn khối lượng công việc phải thực hiện rất lớn.
Theo kết quả đánh giá tiến độ thực hiện, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn một số công việc chậm tiến độ so với kế hoạch Ban 4 chỉ đạo thực hiện dự án đề ra. Trong đó, về công tác điều chỉnh dự án được yêu cầu hoàn thiện trước 30/10, nhưng đến nay Sở NN&PTNT mới có tờ trình của UBND tỉnh, thiếu nội dung điều chỉnh thiết kế kênh Châu Bình.
Bên cạnh đó, việc triển khai công tác cắm tim mốc bổ sung và đo giải viền lòng hồ cao trình đã bị chậm khoảng 1 tháng. UBND tỉnh cũng chưa có văn bản của về việc chặn dòng, chưa bổ sung chỉ tiêu đất thủy lợi để thực hiện giai đoạn 2 của dự án… Hiện tiến độ giải ngân vốn tại Nghệ An vẫn ở mức 0/100 tỷ đồng, điều này cho thấy công việc chưa được triển khai nhiều tại thực địa.
Đối với địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhiều công việc đã cơ bản đáp ứng tiến độ như: Xong phần đo đạc kiểm kê, giải ngân đạt 184/230 tỷ kế hoạch năm 2024; các nội dung về vướng mắc gần như được xử lý, đặc biệt đã bổ sung đủ chỉ tiêu đất thủy lợi. Tuy nhiên, về hạng mục xây dựng khu tái định cư tiến độ rất chậm, công tác tận thu lâm sản chưa thực hiện, chưa có văn bản của UBND tỉnh về việc chặn dòng.
Để dự án hoàn thành đúng tiến độ, phát huy hiệu quả đầu tư, Bộ NN&PTNT đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu các đơn vị tập trung cao độ để hoàn thành các bước công việc theo chức năng nhiệm vụ của mình. Trong đó, Bộ này yêu cầu Ban 4 khẩn trương hoàn thành các thủ tục có liên quan, trình Bộ và báo cáo Hội đồng nghiệm thu nhà nước về chặn dòng; chủ trì tổ chức cùng các đơn vị thi công, các đơn vị có liên quan thực hiện thi công chặn dòng từ đầu tháng 11; triển khai thực hiện tất cả các công việc còn lại đảm bảo hoàn thành toàn bộ công trình trước 31/12/2025.
Đối với địa bàn các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Bộ NN&PTNT yêu cầu đẩy nhanh thực hiện công tác bồi hoàn giải phóng mặt bằng, tái định cư, đồng thời, đảm bảo an toàn vùng lòng hồ để hoàn thiện thủ tục chặn dòng công trình đầu mối ngày 01/11. Sở NN&PTNT các tỉnh theo dõi rà soát tiến độ, đánh giá rõ việc thực hiện thời gian qua so với kế hoạch đã lập, xác định nguyên nhân, lý do chậm và giải pháp khắc phục.
Bộ NN&PTNT đặc biệt lưu ý cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện hạng mục xây dựng khu tái định cư tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa vì phần việc này đang thực hiện rất chậm.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng khẳng định quyết tâm hoàn thành các giai đoạn của dự án, đảm bảo hoàn thành giai đoạn 1 trước ngày 31/12/2025, hoàn thành giải phóng mặt bằng trước ngày 31/7/2025...
Liên quan đến dự án nêu trên, ngày 31/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến sai phạm trong quá trình đầu tư, thực hiện Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An. Cơ quan điều tra xác định dự án này bị chậm tiến độ, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần, gây lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước./.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội vừa phát ra thông báo về việc gia hạn đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới Mê Linh tại xã Mê Linh và Văn Khê, huyện Mê Linh đến 17h ngày 20/11.
Với dự án 148 Giảng Võ, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu các đơn vị phối hợp, hoàn thiện hồ sơ thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư; thống nhất, trình UBND thành phố giải quyết trước ngày 4/11 để UBND Thành phố quyết định chấp thuận đầu tư trước ngày 15/11/2024.
Trong khi hàng trăm căn biệt thự cũ đang bỏ hoang, không người ở và cỏ dại mọc đầy thì mới đây Nam Cường tiếp tục xây thêm khu biệt thự mang tên An Quý. Với diện tích từ 180-270m2 và giá rao bán từ 230-250 triệu đồng/m2, các căn biệt thự này có giá từ 40-70 tỷ đồng/căn.
Theo phản ánh của khách hàng, hiện nay, người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội tại TP. Hải Phòng đều không thể mua được với giá trị thật như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải chi trả thêm một số tiền "chênh" từ 100-300 triệu đồng tùy vị trí.
Dự án có tổng diện tích 30.356 m2, địa điểm thực hiện trong Khu đô thị Phú Quý (Goldenland) thuộc địa bàn phường Thạch Khôi và phường Tân Hưng, TP. Hải Dương.
Tập đoàn T&T Group và JTA - tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
Ngày 30/10, bộ đôi tòa tháp The Panoma thuộc tổ hợp Sun Cosmo Residence Da Nang đã chính thức được cất nóc sau hơn 1 năm thi công “thần tốc”.
Theo thông báo, do điều chỉnh kế hoạch kinh doanh theo tình hình thực tế của thị trường và chuẩn bị ra mắt phân khu mới, cho nên công ty quyết định thu hồi toàn bộ bảng hàng còn lại của phân khu BT5 – dự án Kita Capital từ 0h ngày 31/10/2024 cho đến khi có thông báo mới.
Sáng 30/10, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo và chỉ đạo giải quyết những nội dung tồn tại, vướng mắc đối với 5 dự án đầu tư chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng trên địa bàn.
Có những người sở hữu nhà ở xã hội (NƠXH) không phải là người trong diện ưu đãi; nếu có cuộc thanh tra, kiểm tra những ai đang ở trong nhà ở xã hội, chắc chắn rằng sẽ có người không đúng.