Theo như quy hoạch, trong giai đoạn 2023-2025, TP. Hà Nội sẽ chú trọng phát triển hạ tầng đô thị dọc hai bên sông Hồng. Trong đó sẽ tiến hành khởi công xây dựng cầu Hồng Hà thuộc dự án xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô. 

Cầu Hồng Hà và đường dẫn dài 6km với tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 8.900 tỷ đồng. Dự kiến, công trình khởi công vào tháng 10/2024 và hoàn thành sau 3 năm. 

Dự kiến sau 6 tháng nữa, Hà Nội sẽ khởi công xây dựng cầu Hồng Hà. (Nguồn ảnh: Đời sống Pháp luật)
Dự kiến sau 6 tháng nữa, Hà Nội sẽ khởi công xây dựng cầu Hồng Hà. (Nguồn ảnh: Đời sống Pháp luật)

Theo như quy hoạch thì phía Bắc cây cầu nằm ở xã Văn Khê, huyện Mê Linh còn phía Nam ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng. Cầu giao cắt với đường Hồng Hà qua chùa Gia Lễ, nằm ở giữa Trường THCS Liên Hồng và thôn Bồng Lai.

Cầu Hồng Hà có tổng mức đầu tư sơ bộ gần 10.000 tỷ đồng. (Nguồn ảnh: UBND Thành phố Hà Nội. )
Cầu Hồng Hà có tổng mức đầu tư sơ bộ gần 10.000 tỷ đồng. (Nguồn ảnh: UBND Thành phố Hà Nội.)

Thời điểm trước đó, theo dự án nghiên cứu tiền khả thi thì cầu Hồng Hà rộng 17,5 m (mặt cắt ngang) tuy nhiên sau đó nâng lên 24,5 m nhằm mục đích đảm bảo 4 làn xe cơ giới, mỗi bên sẽ bố trí một làn đường phục vụ xe máy, xe thô sơ.

Ở phía huyện Đan Phượng, đường Vành đai 4 sẽ dẫn lên cầu Hồng Hà gần với Nhà máy nước mặt sông Hồng. (Nguồn ảnh: Đời sống Pháp luật)
Ở phía huyện Đan Phượng, đường Vành đai 4 sẽ dẫn lên cầu Hồng Hà gần với Nhà máy nước mặt sông Hồng. (Nguồn ảnh: Đời sống Pháp luật)

Khi hoàn thành, công trình sẽ giúp rút ngắn thời gian kết nối, tăng cường việc giao thương của phía Tây Hà Nội cùng với các tỉnh tiếp giáp. 

Thị sát công trường dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô vào hồi đầu năm 2024, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, để khai thác đường song hành Vành đai 4 vào cuối năm 2025 thì phải sớm xây cầu Hồng Hà, Mễ Sở vượt sông Hồng và cầu Hoài Thượng qua sông Đuống.

Hiện tại, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã được xây dựng đến vị trí xây dựng cầu. (Nguồn ảnh: Đời sống Pháp luật)
Hiện tại, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã được xây dựng đến vị trí xây dựng cầu. (Nguồn ảnh: Đời sống Pháp luật)

Ghi nhận, vào cuối tháng 3/2024, khu vực nằm trong phạm vi xây dựng cầu Hồng Hà thuộc địa phận xã Hồng Hà (Đan Phượng), Văn Khê (Mê Linh) vẫn chưa giải phóng mặt bằng. 

UBND huyện Đan Phượng cho biết, một số hộ ở xã Hồng Hà có diện tích đất ở phải thu hồi lớn ở phải thu hồi lớn (từ trên 300 - 800 m2), theo quy định hiện hành của thành phố thì các hộ chỉ được giao đất tái định cư không vượt quá hạn mức giao đất ở mới, trong khi đó các hộ đề nghị bồi thường bằng diện tích đất ở tương ứng. 

Theo Uỷ ban Nhân dân huyện Đan Phượng, một số hộ ở xã Hồng Hà sở hữu diện tích đất ở phải thu hồi lớn (từ trên 300 đến 800 m2). (Nguồn ảnh: Đời sống Pháp luật)
Theo Uỷ ban Nhân dân huyện Đan Phượng, một số hộ ở xã Hồng Hà sở hữu diện tích đất ở phải thu hồi lớn (từ trên 300 đến 800 m2). (Nguồn ảnh: Đời sống Pháp luật)

Những khó khăn này của huyện Đan Phượng đang báo cáo với thành phố để có hướng tháo gỡ. 

Còn ở xã Văn Khê (Mê Linh), có gần 200 hộ dân thuộc thôn Khê Ngoại 2 cũng chưa đồng thuận phương án đền bù và giải phóng mặt bằng. 

Còn tại phía huyện Mê Linh, cầu Hồng Hà sẽ đi qua đường đê tả sông Hồng tại xã Văn Khê. (Nguồn ảnh: Đời sống Pháp luật)
Còn tại phía huyện Mê Linh, cầu Hồng Hà sẽ đi qua đường đê tả sông Hồng tại xã Văn Khê. (Nguồn ảnh: Đời sống Pháp luật)

Và vướng mắc ở chỗ, trước đây khi Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, lúc chưa sáp nhập vào Hà Nội thì sổ đỏ của các hô dân chỉ ghi nhận hạn mức đất ở cho mỗi hộ là 200 m2, còn lại sẽ là đất vườn. Trải qua nhiều thế hệ thì các hộ dân này đã chia tách cho các con xây dựng nhà ở. 

Từ địa bàn huyện Mê Linh, đường Vành đai 4 sẽ hướng về đường Mê Linh, Quốc lộ 23, Quốc lộ 2. Đối với đoạn này, sẽ đi qua Khu đô thị Hud Mê Linh Central có quy mô 55 ha. (Nguồn ảnh: Đời sống Pháp luật)
Từ địa bàn huyện Mê Linh, đường Vành đai 4 sẽ hướng về đường Mê Linh, Quốc lộ 23, Quốc lộ 2. Đối với đoạn này, sẽ đi qua Khu đô thị Hud Mê Linh Central có quy mô 55 ha. (Nguồn ảnh: Đời sống Pháp luật)

Nếu như không nằm trong quy hoạch xây dựng đường Vành đai 4, các hộ có thể chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất vườn thành đất ở như hiện tại. Mặc dù vậy, do vướng quy hoạch nên người dân không được phép chuyển đổi. 

Phía huyện mê Linh cũng đang gặp nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. (Nguồn ảnh: Đời sống Pháp luật)
Phía huyện mê Linh cũng đang gặp nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. (Nguồn ảnh: Đời sống Pháp luật)
Hiện nay, người dân địa phương 2 bên muốn qua sông thì phải đi vòng đến cầu Thăng Long cách đó hơn 12 km hoặc phải đi bằng phà(Nguồn ảnh: Đời sống Pháp luật)
Hiện nay, người dân địa phương 2 bên muốn qua sông thì phải đi vòng đến cầu Thăng Long cách đó hơn 12 km hoặc phải đi bằng phà(Nguồn ảnh: Đời sống Pháp luật)
Khi cầu Hồng Hà hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ giúp rút ngắn thời gian kết nối. (Nguồn ảnh: Đời sống Pháp luật)
Khi cầu Hồng Hà hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ giúp rút ngắn thời gian kết nối. (Nguồn ảnh: Đời sống Pháp luật)

UBND huyện Mê Linh cho biết, đây là vướng mắc thuộc thẩm quyền của thành phố, chính quyền địa phương đã có báo cáo và đề xuất, xin ý kiến của UBND TP. Hà Nội xem xét, chỉ đạo tháo gỡ./.