Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2024 / 9:31

Big 4 ngân hàng cuối năm lo gì?

Mỗi ngân hàng trong nhóm Big 4 xưa nay đều có câu chuyện riêng nhưng đôi khi có những nỗi lo chung như nợ xấu hay gần đây nhất là trái phiếu doanh nghiệp, rao bán bất động sản... Quý còn lại của năm 2022, các ngân hàng trong nhóm này có mối quan tâm nào?

Big 4 ngân hàng cuối năm lo gì? |

Big 4 ngân hàng cuối năm lo gì?

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

 

Vietcombank đặt trọng tâm cho vốn

Trong cuộc họp ĐHCĐ đầu năm 2022, ban lãnh đạo ngân hàng dự kiến tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 và 2020.

Cụ thể, năm 2022, Vietcombank đặt mục tiêu phát hành 856 triệu cổ phiếu phổ thông với tỷ lệ phát hành 18,1%. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng từ mức 47.325 tỷ đồng lên hơn 55.891 tỷ đồng. Tuy nhiên, ghi nhận đến thời điểm 6 tháng đầu năm, Vietcombank vẫn chưa thực hiện mục tiêu tăng vốn này.

Thời điểm 6 tháng đầu năm, Vietcombank vẫn chưa thực hiện mục tiêu tăng vốn.

Tổng giá trị phát hành giấy tờ có giá ghi nhận trên BCTC là khoảng 14.367 tỷ đồng, giảm 17,4% so với đầu năm. Tính đến ngày 24/08/2022, Vietcombank đã phát hành trái phiếu riêng lẻ đợt thứ 7 trong năm.

Số trái phiếu, kỳ phiếu được phát hành trong thời gian vừa qua.

Lợi thế của Vietcombank là tỷ lệ CASA cao và tính ổn định của nguồn vốn, năng lực định giá và chất lượng cơ sở khách hàng. Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ đều tăng mạnh là tín hiệu tốt vì ngân hàng sẽ tận dụng được nguồn vốn giả rẻ để đẩy mạnh khả năng thu nhập lãi thuần.

Một khảo sát cuối tháng 6/2022 cho thấy, có 14 trên 27 ngân hàng ghi nhận mức CASA dưới 15% sau 6 tháng đầu năm, tuy nhiên con số này của Vietcombank là 34,4% cho thấy tiềm năng tăng trưởng tích cực.

Vietcombank đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận cho tăng thêm 2,7% dư nợ tín dụng tối đa, nâng tổng mức tín dụng cả năm lên 17,7% so với số dư cuối năm 2021. Lãnh đạo Vietcombank đã nhấn mạnh sẽ tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng vào những lĩnh vực, ngành nghề thiết yếu của nền kinh tế, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Vietcombank cũng tăng lãi suất huy động từ 4,1 - 4,4%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, từ kỳ hạn 12 tháng trở lên, lãi suất huy động ở mức 6,4%/năm.

Dư nợ tín dụng của Vietcombank đạt hơn 1.100.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu cho vay các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong nước. Nợ đủ tiêu chuẩn đạt 1.088.000 tỷ, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Nợ cần chú ý và nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh, lần lượt 70% và 83% so với cùng kỳ.

Danh mục đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong danh mục tín dụng của Vietcombank, tổng chứng khoán nợ hơn 50.000 tỷ, giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

BIDV lo xử lý nợ xấu, đẩy lợi nhuận, cơ cấu danh mục đầu tư

 Dễ nhận thấy nửa đầu năm, tỷ trọng nợ dưới tiêu chuẩn (độ 3) và nợ có khả năng mất vốn (độ 5) tăng nhẹ trong kỳ, lần lượt tăng 0,07% và 0,06%, dù ở mức độ của kỳ trước cũng đã rất cao so với năm ngoái.

Tuy nhiên, BIDV lại giảm đáng kể nguồn dự phòng rủi ro trong khi tăng các khoản cho vay khách hàng. BIDV trích lập hơn 13.000 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng, giảm hơn 2.000 tỷ so với cùng kỳ, điều này cho thấy ngân hàng đang lạc quan hơn với khả năng quản trị rủi ro về nợ xấu của mình.

BIDV giảm đáng kể nguồn dự phòng rủi ro.

Thời gian vừa qua, BIDV cũng ra thông báo bán đấu giá tài sản đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Khu công nghiệp Chơn Thành, xã Thành tâm, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình phước của CTCP Đầu tư và Thương mại DIC, công ty thành viên của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp). Cụ thể, gồm quyền sử dụng 10.000m2 đất và nhà máy xi măng Bình Phước, giá khởi điểm 31,85 tỷ đồng.

Trong kỳ, BIDV phát hành thêm trái phiếu với tổng giá trị hơn 6.000 tỷ, chủ yếu là trái phiếu có kỳ hạn từ 12 tháng đến 5 năm (khác với trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Vietcombank). Trái phiếu tăng vốn của BIDV tăng xấp xỉ 4.000 tỷ đồng.

Theo đó, các khoản kinh doanh chứng khoán của BIDV tăng đột biến, lên tới hơn 32.900 tỷ, gấp 8 lần so với kỳ trước. Ngoài ra trong quý 2/2022, BIDV đã “rút” khoảng 20.000 tỷ tiền gửi ở NHNN và tăng tiền gửi và cho vay các TCTD khác lên tới 216.987 tỷ, tăng hơn 59% chỉ trong 1 quý.

 BIDV giảm đáng kể nguồn tiền phân bổ vào chứng khoán kinh doanh (ngắn hạn), thay vào đó tăng chứng khoán đầu tư (dài hạn). Điểm đáng chú ý là đối với những chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn thì BIDV giảm mạnh mức dự phòng rủi ro từ hơn 117 tỷ đầu kỳ xuống hơn 49 tỷ cuối kỳ, cho thấy sự lạc quan từ phía ngân hàng.

Ghi nhận trong BCTC ngày 30/06/2022, thu nhập lãi thuần đạt 27.433 tỷ, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng đáng kể lên 1.209 tỷ, tương đương mức tăng trưởng trên 50%. Tuy nhiên, nhóm tín dụng tăng đáng kể là nợ ngắn hạn, tăng gần 100.000 tỷ trong kỳ, trong khi nợ trung và dài hạn tăng chưa đáng kể.

Ngày 27/09/2022, BIDV là ngân hàng cuối cùng trong "Big 4" nâng lãi suất huy động cho kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6,4%/năm - ngang với mức lãi suất tại các ngân hàng lớn trong nhóm "Big 4". Ở các kỳ hạn 6 và 9 tháng, lãi suất ở mức 4,7%/năm và 4,8%/năm, còn kỳ hạn 1 tháng lãi suất ở mức 4,1%/năm, 3 tháng ở mức 4,4%/năm.

Các chuyên gia của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng BIDV thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận lên 79% so với cùng kỳ trong nửa sau năm 2022, trước khi bình thường hóa về mức 14% năm 2023 với điểm mấu chốt vẫn là chi phí tín dụng.

VietinBank cần thận trọng hơn với nợ xấu tăng mạnh

Có lẽ chỉ vài ngày nữa, các ngân hàng sẽ lần lượt báo kết quả kinh doanh quý 3/2022. Với Vietinbank, kỳ vọng con số nợ xấu sẽ cải thiện. Nhìn lại kết quả phân loại tín dụng của VietinBank cho thấy nợ đủ tiêu chuẩn tăng nhẹ 9,2% trong quý 2/2022; trong khi đó nợ có khả năng mất vốn đã tăng gấp đôi, từ 5.200 tỷ lên hơn 11.800 tỷ.

Có thể thấy trong kỳ, nhiều khoản nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ cũng đã chuyển thành nợ có khả năng mất vốn. VietinBank chủ yếu cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước.

Chất lượng dư nợ cho vay của Vietinbank.

VietinBank đã phát đi hơn 40 thông báo bán đấu giá tài sản các khoản nợ, lựa chọn tổ chức bán đấu giá khoản nợ từ đầu tháng 9/2022. Trong đó có Khách sạn Galaxy River Hotel, TP.Thái Nguyên. Đây là tài sản đảm bảo cho khoản nợ 53,2 tỷ đồng của Công ty TNHH Khách sạn Du lịch Huy Hùng.

Vừa xong, ngân hàng VietinBank cũng thông báo xử lý khoản nợ có tài sản đảm bảo của Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) là cơ sở sản xuất kinh doanh rộng 3.180 m2 tại Đà Nẵng.

VietinBank là ngân hàng được cấp thêm room tín dụng thấp nhất, được thêm 0,7%, trong khi có 15 ngân hàng được nới room tín dụng với mức điều chỉnh cấp thêm từ 1-4%.

VietinBank tăng lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, cụ thể là 4,1%/năm cho kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng; 4,4%/năm cho kỳ hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng.

VietinBank cũng nâng lãi suất các kỳ hạn từ 12 đến trên 36 tháng thêm 0,8%, lên 6,4%/năm. Như vậy, dù tăng lãi suất nhưng VietinBank vẫn chưa sử dụng hết mức trần cho phép để ấn định lãi suất, con số hiện tại thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung.

Agribank “hoang mang" nợ xấu, dòng tiền âm

Cho tới thời điểm quý 3/3022, không rõ Agribank đã đi được đến đâu trên chặng đường tái cơ cấu toàn diện. Suốt nhiều năm liền, vấn đề này đã rất khó giải quyết tại ngân hàng lớn vì liên quan đến việc xác định giá trị nợ xấu có cơ cấu bất động sản.

Có một điểm sáng nhỏ trong việc giải quyết nợ xấu là ban lãnh đạo ngân hàng đã chủ động hơn. Trong công cuộc xử lý nợ, Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank AMC LTD) mới đây có thông báo đấu giá toàn bộ khoản nợ quy đổi hơn 172 tỷ đồng của CTCP Đầu tư Xây dựng Thăng Long. Nhiều tài sản khác cũng được rao bán để xử lý nợ không đẹp.

Tuy vậy, Agribank vẫn chờ kết quả kinh doanh quý 3 khả quan hơn. Kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm của Agribank ghi nhận mức tăng trưởng nhờ cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Agribank đã trích lập 7.508,8 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 40,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Những thay đổi về tài sản của Agribank.

Dẫu vậy, vẫn phải lưu ý là Agribank có dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm đến gần 82.000 tỷ đồng, lý do chính đến từ tăng khoản kinh doanh chứng khoán và giảm các khoản cho vay khách hàng đột biến.

Agribank mặc dù ghi nhận hoạt động tín dụng tăng 5,8% so với hồi đầu năm nhưng chất lượng nợ vay suy giảm khi tình hình nợ xấu có dấu hiệu tăng. Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) tăng vọt 130,2% lên gần 7.232 tỷ đồng; Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng 7,4% hơn 19.375 tỷ đồng, chiếm tới tới 64,6% khối nợ xấu của Agribank.

Agribank hiện đã tăng lãi suất kỳ hạn 3 - 5 tháng lên mức 4,4%/năm, còn kỳ hạn 1 và 2 tháng lãi suất ở mức 4,1%/năm. Lãi suất các kỳ hạn từ 6 - 11 tháng cao nhất là 4,8%/năm và các kỳ hạn dài từ 12 - 24 tháng là 6,4%/năm.

Hiền Anh

Theo: vnmedia.vn copy https://vnmedia.vn/cafedautu/big-4-ngan-hang-cuoi-nam-lo-gi-11197/