Thứ 5 ngày 7 tháng 11 năm 2024 / 14:26

Đầu tư năm 2023: Cơ hội có thể đến sớm

Mặc dù bảo vệ quan điểm về đầu tư năm 2023 là nghiêng về kịch bản thận trọng, son chuyên gia kinh tế cho rằng, nhà đầu tư vẫn có thể tìm thấy cơ hội ngay trong quý I và II.

Đầu tư năm 2023: Cơ hội có thể đến sớm |

Đầu tư năm 2023: Cơ hội có thể đến sớm

|

thị trường

|

doanh nghiệp

|

tiêu điểm

|

quy hoạch

|

hạ tầng

|

dự án

|

tài chính

|

3 kịch bản kinh tế thế giới

Nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới thể hiện ở mức dự báo tăng trưởng GDP trung bình chỉ từ 1,6 - 2,2%, trong đó Mỹ là 0,5 - 1%, EU từ -0,5% đến 0,2%, Trung Quốc là 4 - 4,5%.

Với lạm phát, sau rất nhiều nỗ lực của các ngân hàng trung ương thì lạm phát đã hạ nhiệt, nhưng vẫn ở mức cao, dự báo lạm phát toàn cầu năm 2023 phổ biến là 6,5 - 6,6% (đây cũng là mức dự báo của IMF và OECD).

Ngân hàng có quan điểm tích cực thì nhận định, quý II/2023, lạm phát sẽ giảm, còn bi quan thì hết năm 2023 mới diễn ra. Đương nhiên, cùng với lạm phát là chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế thế giới.

1002_-_kenh_dau_tu_20230209104647.jpg Ảnh minh họa.

Theo CEO AFA Capital - ông Nguyễn Minh Tuấn, sẽ có 3 kịch bản dự báo kinh tế vĩ mô năm 2023.

Một là kịch bản tiêu cực, lạm phát dai dẳng, suy thoái sâu, với các giả định: căng thẳng địa chính trị leo thang không chỉ tại châu Âu, mà có thể xuất hiện tại Đông Bắc Á; tỷ lệ thất nghiệp và giá nguyên vật liệu tăng cao hơn; nhiều ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ quá mức; ở châu Âu, nguồn cung năng lượng tồi tệ hơn; kế hoạch mở cửa của Trung Quốc được dời sang năm 2024.

Hai là kịch bản cơ sở, lạm phát vừa phải, suy thoái nhẹ, với các giả định: căng thẳng địa chính trị gia tăng, nhưng không leo thang; thị trường lao động suy yếu nhẹ và áp lực chuỗi cung ứng tiếp tục giảm; chính sách tiền tệ tác động chậm trễ; kinh tế Mỹ tăng trưởng, nhưng chậm lại; ở châu Âu, kinh tế sẽ cải thiện vào giữa năm 2023 khi cuộc khủng hoảng năng lượng bắt đầu giảm bớt sau mùa Đông; Trung Quốc nới lỏng chính sách “Zero-Covid”.

Ba là kịch bản tích cực, lạm phát suy giảm, kinh tế phục hồi, với các giả định: lạm phát suy giảm nhanh chóng; căng thẳng địa chính trị suy giảm, tình hình giữa Nga và Ukraine được cải thiện; tỷ lệ thất nghiệp giữ ở mức thấp; Trung Quốc chấm dứt chính sách “Zero-Covid” và bổ sung các biện pháp kích thích, thúc đẩy tăng trưởng.

Dự báo lạm phát năm 2023, về thế giới, ông Nguyễn Minh Tuấn nghiêng về kịch bản cơ sở: lạm phát đã đạt đỉnh, sẽ suy giảm và kinh tế suy thoái nhẹ.

Kinh tế Việt Nam: Khó khăn, thuận lợi đan xen

Với một nền kinh tế lấy xuất khẩu là động lực như Việt Nam, sự suy giảm của các thị trường lớn trên thế giới sẽ có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, nhưng lạm phát và tỷ giá dự kiến ít chịu áp lực.

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 ở mức 6,5%. Đây là mức thấp hơn so với giai đoạn trước khi dịch Covid-19 xảy ra (6,7 - 7%), cho thấy những yếu tố khó khăn trong nền kinh tế.

Theo thống kê, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) liên tiếp giảm trong 3 tháng cuối năm 2022, xuống dưới 47 điểm; chỉ số sản xuất công nghiệp quý IV/2022 chỉ tăng 3%, thấp nhất so với 3 quý đầu năm.

Sự suy giảm này không chỉ đến ở trong nước, mà đến từ toàn cầu, dẫn đến tình trạng xuất khẩu bị ảnh hưởng. PMI toàn cầu có sự sụt giảm bắt đầu từ giữa năm 2022 và hiện tại mới thẩm thấu dần. Kinh tế Việt Nam có độ trễ, sự suy giảm này có thể kéo dài 1 - 2 quý tới.

Trong khi đó, chính sách tiền tệ không còn nhiều dư địa do lãi suất USD neo ở mức cao (5%/năm), nên Ngân hàng Nhà nước khó có thể hạ lãi suất, bởi việc này dẫn tới áp lực tỷ giá và gánh nặng sẽ được chuyển sang chính sách tài khóa.

Về chính sách tài khóa, đầu tư công có thể là động lực dẫn dắt cho tăng trưởng kinh tế năm 2023, với tổng vốn trên 700.000 tỷ đồng, một con số kỷ lục và so với mức ước thực hiện năm 2022 thì tăng khoảng 60%. Theo đó, đầu tư công sẽ là chìa khoá chính để đạt được mục tiêu kinh tế.

Về lạm phát, mục tiêu năm 2023 là kiểm soát ở mức không quá 4,5%. Thực tế, lạm phát không chịu nhiều áp lực, khó có thể vượt mục tiêu.

Lạm phát bị ảnh hưởng bởi 3 nhóm chỉ số chính: thực phẩm, giao thông, nhà ở và vật liệu xây dựng.

Giá mặt bằng năm 2022 chưa kịp thẩm thấu vào trong giá thực phẩm, nên từ năm 2023 sẽ thẩm thấu hơn, tạo áp lực cho giá thực phẩm, dù giá các nguyên liệu đầu vào đã hạ nhiệt. Nhưng ở nhóm giao thông, giá dầu dự kiến ổn định trong vùng 85 - 90 USD/thùng. Trong khi đó, giá thuê nhà khó có thể tăng mạnh như trong năm 2022.

Đối với tỷ giá, từ giữa năm 2022 có diễn biến căng thẳng, khiến Ngân hàng Nhà nước phải bán ra gần 30 tỷ USD, tương đương 25% tổng dự trữ ngoại hối để ổn định, nhưng cán cân tổng thể chỉ chảy ròng ra nước ngoài khoảng 25 tỷ USD. Ngân hàng Nhà nước đã nâng lãi suất điều hành, mặt bằng lãi suất VND được nâng cao, làm giảm nhu cầu găm giữ ngoại tệ. Tỷ giá gần đây có diễn biến giảm, dự báo năm 2023 sẽ thuận lợi.

Theo: vnmedia.vn copy https://vnmedia.vn/kinh-te/202302/dau-tu-nam-2023-co-hoi-co-the-den-som-4645acb/

Tin liên quan