Thứ 1 ngày 24 tháng 11 năm 2024 / 12:12

FE Credit lỗ 3.000 tỷ đồng, nợ xấu tăng mạnh

Tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh lên 20,4% trong quý 4/2022 (+6,8 điểm % so với cùng kỳ và +5,4 điểm % so với quý trước) và chi phí dự phòng tăng mạnh 82% so với cùng kỳ trong quý 4/2022 và 23% so với cùng kỳ trong 2022.

FE Credit lỗ 3.000 tỷ đồng | nợ xấu tăng mạnh |

FE Credit lỗ 3.000 tỷ đồng, nợ xấu tăng mạnh

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

Ảnh minh họa.

Nợ xấu ở ngân hàng mẹ VPBank tăng mạnh

Công ty chứng khoán VNDirect vừa phát hành Báo cáo cập nhật hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Tại báo cáo trên, VNDirect cho biết, thu nhập lãi thuần quý 4/2022 của VPBank tăng 20,6% so với cùng kỳ, nhờ tín dụng tăng trưởng 26% so với cùng kỳ và NIM đi ngang.

Thu nhập ngoài lãi giảm nhẹ 2,5% so với cùng kỳ nhờ thu nhập từ phí dịch vụ tăng mạnh 57,3%, bù đắp cho mức giảm 94,2% của thu nhập từ mua bán chứng khoán.

Chi phí dự phòng và chi phí hoạt động tăng mạnh trong quý 4/2022, lần lượt ở mức 36,3% và 42,4%, khiến lợi nhuận ròng quý 4/2022 giảm 6,7%. Trong cả năm 2022, lợi nhuận ròng tăng 53,9% so với cùng kỳ hay 16,7% sau khi loại trừ phí trả trước từ thương vụ banca với AIA.

Theo báo cáo, trong năm 2022, ngân hàng mẹ VPB đạt tăng trưởng tín dụng 30,9%, cao nhất trong hệ thống, nhờ cho vay tăng trưởng mạnh 29,2%, đặc biệt là ở phân khúc bán lẻ và SME (+36,8%).

Tăng trưởng tiền gửi ở mức 28,5%, cao hơn nhiều đối thủ khi VPBank tiếp tục thu hút nhiều khách hàng mới với ứng dụng VPBank NEO.

>>> Đọc thêm:HDBank, VPBank, LienVietPostBank… đứng top đầu danh sách phải trả nợ trái phiếu năm 2023

Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) trong quý 4/2022 tăng nhẹ lên 76,8% (+30 điểm cơ bản so với quý trước và +110 điểm cơ bản so với cùng kỳ). NIM tăng khoảng 20 điểm cơ bản lên 5,5%.

Về chất lượng tài sản, Vndirect cho biết, tại ngân hàng mẹ VPB đã giảm sút trong 2022 với tỷ lệ nợ xấu tăng 80 điểm cơ bản so với cùng kỳ lên 2,8% vào cuối năm. Nợ nhóm 2 tính theo % tổng dư nợ cũng tăng từ 3,7% vào cuối 2021 lên 4,1% vào cuối 2022.

Nguồn VnDirect.

Sẽ tiếp tục lỗ trong năm 2023

Về FE Credit, VNDirect cho biết, hoạt động kinh doanh phục hồi chậm hơn dự kiến khiến tỷ lệ nợ xấu tăng.

Theo ban lãnh đạo, nguyên nhân là do điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực từ đến nhóm thu nhập thấp, vốn là khách hàng chính của FE Credit. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh lên 20,4% trong quý 4/2022 (+6,8 điểm % so với cùng kỳ và +5,4 điểm % so với quý trước) và chi phí dự phòng tăng mạnh 82% so với cùng kỳ trong quý 4/2022 và 23% so với cùng kỳ trong 2022. Tính cả năm 2022, FE Credit ghi nhận khoản lỗ trước thuế 3.000 tỷ đồng.

“Với bối cảnh vĩ mô vẫn đầy thách thức, VNDirect cho rằng 2023 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn đối với FE Credit và dự báo mảng này sẽ lỗ trước thuế khoảng 700 tỷ đồng trong năm nay trước khi quay trở lại có lãi vào năm 2024”, báo cáo nêu rõ.

Trước nhận định trên, VNDirect giảm dự phóng lợi nhuận ròng năm 2023 và 2024 của VPBank xuống còn 17.200 tỷ và 21.200 tỷ đồng với NIM thấp hơn do chi phí vốn cao hơn và giả định trích lập dự phòng thận trọng hơn.

Theo: nhipsongthoidai.com.vn copy https://nhipsongthoidai.com.vn/fe-credit-lo-3000-ty-dong-no-xau-tang-manh-1851.htm