Tập đoàn Bảo Việt vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho giai đoạn tài chính 3 tháng và 9 tháng kết thúc ngày 30/9/2024.
Theo báo cáo trên, trong quý 3 vừa qua, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Việt đạt 9.746 tỷ đồng, tăng khoảng 20 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023.
Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và doanh thu khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 173 tỷ đồng, tăng hơn 10 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, do chi bồi thường bảo hiểm gốc và chi trả đáo hạn âm 4.929 tỷ đồng, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái dẫn đến tổng chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm trong quý âm 8.779 tỷ đồng, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo ghi nhận, việc phải chi khoản tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm lớn trong quý 3 vừa qua đã kéo lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm xuống âm 145 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số gần 800 tỷ đồng cùng cùng kỳ 2023.
Mặc dù vậy, trong quý Bảo Việt còn ghi nhận doanh thu từ hoạt động khác đạt 125 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2023.
Thu nhập thuần từ các hoạt động khác tăng lên 22 tỷ đồng so với con số gần 18 tỷ đồng của quý 3/2023.
Đặc biệt là khoản lợi nhuận khủng được ghi nhận từ hoạt động tài chính lên tới 2.578 tỷ đồng, dù giảm khoảng 300 tỷ so với con số thu về trong quý 3/2023 nên đã “cứu thua” cho doanh nghiệp này trong quý 3 vừa qua.
Theo báo cáo, kết thúc quý 3/2024, Bảo Việt ghi nhận tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 560 tỷ đồng, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng năm 2024, Bảo Việt đạt 1.619 tỷ đồng tiền lãi, tăng gần 200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023.
Theo báo cáo, tại ngày 30/9/2024 doanh nghiệp này đang có tổng vốn sở hữu là 23.752 tỷ đồng, tăng hơn 1.500 tỷ đồng so với con số tại ngày 1/1/2024.
Ở bên kia bảng cần đối, nợ phải trả đến ngày 30/9/2024 là 214.466 tỷ đồng, tăng 7,8% so với hồi đầu năm; trong đó, nợ ngắn hạn chiếm gần 32.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, bối cảnh cán bộ, nhân viên của Tập đoàn Bảo Việt tiếp tục đón “tin vui” diễn ra khi trong quý 3 vừa qua miền Bắc vừa trải qua một trận “siêu bão” 30 năm có một lần nên đã gây thiệt hại rất lớn cho nhiều người dân, doanh nghiệp và cả các địa phương.
Thông tin trên được Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) công bố tính đến 17h ngày 12/9, qua số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số tiền yêu cầu bồi thường về người và tài sản ước tính khoảng 7.000 tỷ đồng; trong đó chiếm phần lớn là bồi thường tài sản và xe cơ giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tiếp nhận 18 yêu cầu bồi thường thuộc nghiệp vụ sức khoẻ, ghi nhận 14 khách hàng tử vong sau bão.
Cục quản lý giám sát cho biết, đây là những số liệu sơ bộ ban đầu trong bối cảnh thiệt hại do bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra. Số liệu về số vụ tổn thất và giá trị chi trả bồi thường bảo hiểm vẫn chưa thống kê được toàn diện, đầy đủ.
Với thị phần đứng đầu trong mảng bảo hiểm phi nhân thọ, Tổng công ty Bảo hiểm PVI cập nhật đến chiều 11/9, ghi nhận hơn 500 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản, ước tổng mức khiếu nại tổn thất hơn 2.000 tỷ đồng. Con số này vẫn chưa bao gồm các yêu cầu bồi thường bảo hiểm xe cơ giới và con người. "Đây có thể là tổn thất lịch sử không mong muốn của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và PVI nói riêng", doanh nghiệp này cho biết.
Một "ông lớn" khác trên thị trường là Bảo hiểm Bảo Việt cũng cho hay đến sáng 12/9, doanh nghiệp này tiếp nhận 692 vụ tổn thất với tổng bồi thường ước tính 950 tỷ đồng. Các yêu cầu bồi thường tập trung vào bảo hiểm con người, tài sản như bảo hiểm xe ôtô, nhà tư nhân, các công trình xây dựng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị, cầu cảng và hàng hóa./.
Tính đến 30/9/2024, Novaland đang có vay nợ tài chính ngắn và dài hạn tổng cộng hơn 59.800 tỷ đồng, tăng hơn 2.100 tỷ so với thời điểm đầu năm, chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng. Trong cơ cấu nợ vay, Novaland còn nợ trái phiếu hơn 38.881 tỷ đồng, bao gồm hơn 23.746 tỷ đồng nợ trái phiếu ngắn hạn và hơn 15.135 tỷ đồng nợ trái phiếu dài hạn.
Lũy kế 9 tháng, GELEX ghi nhận 23.617 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.270 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt đạt 73,1% và 118,2% kế hoạch năm 2024.
Giải trình về kết quả kinh doanh đáng thất vọng, doanh nghiệp cho biết, doanh thu thuần quý 3 năm nay tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu phần lớn được đóng góp từ doanh thu bán nhà ở và căn hộ (chiếm 82% tổng doanh thu). Tuy nhiên, lợi nhuận giảm 111 tỷ đồng, chủ yếu do giảm phần lãi nhận từ công ty liên doanh Mizuki.
Làn sóng chơi môn thể thao Pickleball đang mang lại doanh thu khủng cho các cơ sở kinh doanh. Tạo nên một "miếng bánh béo bở" cho ai muốn đầu tư lĩnh vực này.
Bà Lê Tràn Bích Thùy là người vừa được Hội đồng quản trị Phát Đạt bổ nhiệm vào ghế Phó Tổng giám đốc từ 1/3 vừa qua.
Theo TTC Land, việc giải thể công ty con này nhằm tái cơ cấu để tối ưu hóa việc vận hành.
Giải trình về việc lợi nhuận quý 3 năm nay giảm gần một nửa so với cùng kỳ 2023, doanh nghiệp cho biết, nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến biến động lợi nhuận trong kỳ do hiện nay tình hình kinh tế nhìn chung vẫn còn khó khăn, trong đó có ngành bất động sản và việc đầu tư, phát triển các dự án bất động sản của công ty chưa được thuận lợi.
Trúng đấu giá khu đất hơn 2,2 ha với giá 253.650.000.000 đồng, Công ty Trung Nguyên góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước 483,3 triệu đồng, tương đương 21,3 nghìn đồng/m2.
Sau thời gian tạm ngừng hoạt động do khó khăn về vốn và thị trường trầm lắng, từ đầu năm đến nay cả nước đã đón 2.553 doanh nghiệp bất động sản quay lại hoạt động, bằng 139,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Luật các tổ chức tín dụng có những điều khoản cần xem lại như việc xác định chủ thể quản lý tài sản đảm bảo là bất động sản trong phát hành trái phiếu, do ngân hàng không còn được phép thực hiện vai trò này, trong khi Luật Đất đai cho phép thế chấp, nhưng chưa có hướng dẫn, khiến việc huy động trái phiếu có tài sản đảm bảo là bất động sản gặp khó.