Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2024 / 8:19

“Soi” khả năng đáp ứng rủi ro thanh khoản của nhà băng Việt

Theo chuyên gia, việc nâng cao quản trị rủi ro về thanh khoản cũng là một mục tiêu quan trọng đối với tất cả các ngân hàng thương mại.

“Soi” khả năng đáp ứng rủi ro thanh khoản của nhà băng Việt |

“Soi” khả năng đáp ứng rủi ro thanh khoản của nhà băng Việt

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

 

Thanh khoản căng thẳng đã và đang là một vấn đề đáng quan tâm đối với hệ thống ngân hàng trong thời gian gần đây.

Nguyên nhân trước hết đến từ áp lực tỷ giá khi đồng USD liên tục tăng giá và phá đỉnh 20 năm do FED tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ ít nhất là đến năm sau. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải nâng mặt bằng lãi suất điều hành và hút nội tệ về để cân bằng tỷ giá, trong bối cảnh công cụ dự trữ ngoại hối đã không còn quá dồi dào.

Hơn nữa, thanh khoản hệ thống lại tiếp tục chịu áp lực trong bối cảnh các sai phạm về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang bị điều tra. Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng trong 2 tuần đầu tháng 10 đã có thời điểm chạm mức 8%, cao nhất từ trước đến nay.

Dù vậy, trong báo cáo “So sánh tương quan khả năng đáp ứng rủi ro thanh khoản giữa các ngân hàng niêm yết” mới phát hành, các chuyên gia phân tích tại Công ty chứng khoán VNDirect đánh giá, rủi ro lên thanh khoản hệ thống ngân hàng là không lớn. Điều này được hỗ trợ bởi nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, những nỗ lực chống “đô la hóa” nền kinh tế và tăng cường giao dịch không tiền mặt của các cơ quan quản lý trong thời gian đã mang lại hiệu quả đáng kể. Theo quan sát, niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng được củng cố cũng như thói quen tích trữ tiền mặt đã giảm xuống rõ rệt, giúp thanh khoản hệ thống được bù đắp.

Thứ hai, vĩ mô ổn định và sức khỏe hệ thống ngân hàng hiện tại đã được cải thiện rất nhiều. Hiện gần 20 ngân hàng thương mại (NHTM), chiếm đa số trong hệ thống đã được công nhận đạt chuẩn Basel II, trong đó có 6 ngân hàng đã hoàn thành cả 3 trụ cột. Bên cạnh đó tỷ lệ vốn ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn đã giảm xuống 34% vào ngày 1/10/2022; và sẽ tiếp tục giảm xuống mức 30% từ ngày 1/10/2023.

Hiện chưa có lộ trình cụ thể cho các NHTM triển khai Basel III; tuy nhiên, đã có một số ngân hàng tiên phong trong việc triển khai bộ tiêu chuẩn để củng cố thêm chất lượng về vốn và đặc biệt là năng lực thanh khoản - đơn cử như TPBank, Vietcombank, HDBank, VIB, OCB...

Cần nhấn mạnh rằng, việc nâng cao quản trị rủi ro về thanh khoản cũng là một mục tiêu quan trọng đối với tất cả các NHTM để đạt được tiêu chuẩn Basel III – tiêu chuẩn giúp các ngân hàng nâng cao khả năng chống chịu trước các rủi ro và góp phần ngăn ngừa tổn thất có thể xảy ra.

Để có cái nhìn tổng quan hơn về khả năng chống chịu áp lực rủi ro thanh khoản của từng ngân hàng tại thời điểm hiện tại, các chuyên gia VNDirect dựa trên một vài tiêu chí về thanh khoản “L - liquidity” trong mô hình CAMELS.

Các chuyên gia cho rằng khi áp lực thanh toán ngắn hạn gia tăng đột biến, rủi ro thanh khoản sẽ được giảm thiểu nếu như ngân hàng có Tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Huy động khách hàng cao, tỷ lệ Cho vay khách hàng/Huy động khách hàng thấp, tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản, tỷ lệ Cho vay ngắn hạn/Dư nợ cho vay, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn/Tổng huy động khách hàng và tỷ lệ Huy động tiền gửi từ tổ chức/Tổng huy động khách hàng ở mức cao.

Cụ thể, tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Huy động khách hàng càng cao thì có nghĩa rằng ngân hàng đó sẽ có khả năng dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đủ đáp ứng nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn.

Với tiêu chí này, TPBank, HDBank, MSB là những ngân hàng có xếp hạng tốt trong khi ở chiều ngược lại, Sacombank có thứ hạng thấp nhất, SHB, LienVietPostBank, BIDV, và VietinBank cũng xếp gần cuối bảng.

Trong khi đó, tỷ lệ Cho vay khách hàng/Huy động khách hàng giúp đo lường mức độ dồi dào của thanh khoản. Tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng đã tối ưu nguồn huy động vốn của mình. Vì vậy, chỉ số này càng thấp càng tốt.

Ở tiêu chí này, TPBank, MSB, HDBank và OCB đang là những ngân hàng có xếp hạng tốt trong khi Sacombank, BIDV và VietinBank là những ngân hàng đang tối ưu nguồn vốn nên tỷ lệ này đang ở mức rất cao, tới hơn 80%.

Với tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản, tỷ lệ này càng cao cho phép ngân hàng đó nhanh chóng đáp ứng đủ nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn. Chỉ số này đang rất tốt ở TPBank, Vietcombank và ABBank khi đạt trên dưới 20% trong khi Sacombank tiếp tục đứng cuối bảng xếp hạng với chỉ 6,4%.

Tương tự, tỷ lệ Cho vay ngắn hạn/Dư nợ cho vay càng cao càng tốt. Tỷ lệ này đang ở mức cao, tới hơn 60% tại BIDV, Eximbank, ACB trong khi tại TPBank, OCB, VIB đang ở mức thấp và rất thấp, chỉ trên 20%.

Với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn/Tổng huy động khách hàng, tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng đó ít chịu áp lực huy động vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu cho vay. MB, Tecombank, MSB và Vietcombank đang là những thành viên đang có lợi thế về tỷ lệ này khi đều sở hữu tỷ trọng tới trên 30% tại mỗi ngân hàng. Ở chiều ngược lại, SHB và LienVietPostBank lại đang có tỷ lệ này ở mức rất thấp, chưa tới 10%.

Cuối cùng, là tỷ lệ Huy động tiền gửi từ tổ chức/Tổng huy động khách hàng. Từ góc độ thị trường, các chuyên gia VNDirect cho rằng, tỷ lệ tiền gửi của khách hàng tổ chức càng cao thì nguồn vốn huy động của ngân hàng càng ổn định. Vì vậy tỷ lệ này càng cao thì khả năng đáp ứng thanh toán của ngân hàng càng tốt.

TPBank, VPBank và Vietcombank là những thành viên đang sở hữu tỷ trọng lớn tiền gửi từ tổ chức, tới hơn 50% trong khi Sacombank và ACB, con số này khiêm tốn ở mức chưa tới 20%.

VNDirect đưa ra bảng so sánh đánh giá khả năng đáp ứng rủi ro thanh khoản của 17 ngân hàng niêm yết dựa theo những tiêu chí trên. Để giảm bớt ảnh hưởng của yếu tố thời điểm, các chuyên gia lấy trung bình số liệu trên BCTC của các ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2021 và cuối 30/6/2022. VNDirect cũng lưu ý rằng, các mức xếp hạng thấp không có nghĩa là ngân hàng đó có rủi ro về thanh khoản.

Châu Giang

Theo: vnmedia.vn copy https://vnmedia.vn/cafedautu/soi-kha-nang-dap-ung-rui-ro-thanh-khoan-cua-nha-bang-viet-20810/