Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2024 / 10:22

Vì sao Ngân hàng Nhà nước không công bố xếp loại ngân hàng?

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này không công bố xếp hạng vì người dân sẽ lo ngại chuyện ngân hàng yếu kém.

Vì sao Ngân hàng Nhà nước không công bố xếp loại ngân hàng? |

Vì sao Ngân hàng Nhà nước không công bố xếp loại ngân hàng?

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

Ảnh minh họa.

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến ngày 16/9/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 10,47% so với cuối năm 2021 và tăng 17,19% so với cùng kỳ năm 2021.

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết, hiện hạn mức tín dụng 14% của năm 2022 đã được phân bổ gần hết cho các ngân hàng thương mại và NHNN không có chủ trương nới thêm room tín dụng năm nay do áp lực lạm phát, tỷ giá và lãi suất rất lớn.

Bên cạnh đó, NHNN chỉ đạo tổ chức tín dụng hướng dòng vốn vào sản xuất, kinh doanh để tạo động lực tăng trưởng bền vững, hạn chế tín dụng vào lĩnh vực rủi ro.

Phó Thống đốc cũng cho biết, hiện NHNN đang tính toán cấp room tín dụng cho các tổ chức tín dụng năm 2023.

Dù khẳng định sức khỏe của ngân hàng chính là căn cứ đầu tiên để NHNN phân bổ room tín dụng, song Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng cho rằng, cơ quan này không công bố xếp hạng vì người dân sẽ lo ngại chuyện ngân hàng yếu kém.

Trong năm 2022, để kịp thời thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD, NHNN đã căn cứ các kết quả xếp hạng năm 2020 của từng TCTD theo Thông tư 52. Đây là kết quả xếp hạng mới nhất tại thời điểm phân bổ đầu năm.

Đồng thời, NHNN đã áp dụng một số chỉ tiêu để cụ thể hóa chủ trương chỉ đạo của chính phủ và điều hành của Ngân hàng Nhà nước làm cơ sở điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu TTTD đối với từng TCTD trong quá trình phân bổ như tiêu chí các TCTD tham gia xử lý các TCTD yếu kém…

Do đó, ngay sau khi có kết quả xếp hạng mới nhất của các TCTD theo thông tư 52, Nhà điều hành đã cập nhật chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 của các TCTD theo kết quả xếp hạng chính thức năm 2021. Đồng thời nắm bắt nhu cầu tăng trưởng tín dụng căn cứ diễn biến thị trường.

Hầu hết đại diện các ngân hàng cho rằng việc duy trì xếp hạng theo Thông tư 52 để làm căn cứ phân bổ chỉ tiêu tín dụng cho từng TCTD là cần thiết. Tuy nhiên, các ngân hàng đề xuất NHNN xem xét các tiêu chí như TCTD lành mạnh, đáp ứng tiêu chí về an toàn, khuyến khích ở mức độ nhất định với các TCTD tuân thủ các chuẩn mực quốc tế mới như Basel III, mức độ chuyển đổi số,…

Trước đó, tại Hội nghị về công tác điều hành tín dụng, đa số các TCTD đánh giá việc điều hành tín dụng của NHNN trong thời gian qua là phù hợp. Các ý kiến đều cho rằng chúng ta chưa thể bỏ công cụ hạn mức tín dụng.

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 14% năm 2022 là phù hợp trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau dịch và đã tăng cao hơn so với năm trước. Đồng thời, các TCTD cũng cho rằng, cần có tỷ lệ phân bổ theo chất lượng hoạt động của các TCTD tránh việc phân bổ cào bằng; và việc thông tin riêng đến từng TCTD là cần thiết vì phân bổ theo xếp loại không thể công khai ra công chúng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh giữa các TCTD.

Các ý kiến cũng cho rằng nếu tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao sẽ dẫn đến nguy cơ chạy đua lãi suất giữa các TCTD và an toàn hệ thống.

Trung Kiên

Theo: vnmedia.vn copy https://vnmedia.vn/cafedautu/vi-sao-ngan-hang-nha-nuoc-khong-cong-bo-xep-loai-ngan-hang-16428/