Theo đó, Chính phủ thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở như đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 43/TTr-BTNMT ngày 22/4/2024, Báo cáo số 117/BC-BTNMT ngày 23/5/2024 và Công văn số 3345/BTNMT-QHPTTNĐ ngày 27/5/2024 và hồ sơ liên quan kèm theo.
Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình của Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đề nghị bổ sung Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở để trình Quốc hội quyết định việc xây dựng, ban hành Nghị quyết tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (tháng 5 năm 2024) theo quy trình xem xét, thông qua tại một kỳ họp.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện bên cạnh cơ chế Nhà nước thu hồi đất được hình thành trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ Luật Đất đai năm 1993 và tiếp tục duy trì cho đến nay.
Cơ chế này có ưu điểm rút ngắn thời gian bàn giao đất từ người sử dụng đất sang nhà đầu tư nếu đạt được sự đồng thuận; bảo đảm sự chia sẻ quyền lợi thỏa đáng giữa nhà đầu tư và người đang sử dụng đất, lợi ích của Nhà nước và của cộng đồng được tính đến trong hệ thống thuế về bất động sản và các quy định về chi ngân sách nhà nước của các cấp hành chính; trên cơ sở giải quyết tốt bài toán chia sẻ lợi ích, cơ chế này tạo điều kiện để giảm đi đáng kể tình trạng khiếu kiện của người bị ảnh hưởng do chuyển dịch đất đai, tạo ổn định xã hội trong quá trình phát triển kinh tế; giảm đáng kể chi phí, nhân lực của bộ máy hành chính và khắc phục được tình trạng tiêu cực khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất…
Luật Đất đai năm 2024 tiếp tục duy trì cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện nhưng có sự thu hẹp so với trước đây, theo đó chỉ cho phép thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại (điểm b khoản 1 Điều 127).
Tuy nhiên, thực tế công tác quản lý đất đai cho thấy các trường hợp hộ gia đình, cá nhân có diện tích đất ở đủ lớn phù hợp với quy mô, tiêu chuẩn của dự án nhà ở là không có. Do quy định về hạn mức giao đất ở tại Luật Đất đai qua các thời kỳ và thực tế tại các địa phương thực hiện thời gian qua không vượt quá 400 m2 đất ở (Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 và quy định về hạn mức giao đất ở của các tỉnh hiện nay).
Ưu tiên thí điểm ở khu vực đô thị
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực tế nêu trên dẫn đến sẽ khó có dự án nhà ở thương mại do các doanh nghiệp thực hiện đáp ứng được yêu cầu về diện tích đất ở được nhận chuyển nhượng và quy hoạch chi tiết dự án thường lớn hơn rất nhiều so với diện tích đất ở hộ gia đình, cá nhân hiện có.
Sau khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành, thị trường bất động sản được dự báo sẽ chỉ có các dự án nhà ở thương mại là dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án khu dân cư nông thôn được hình thành thông qua việc Nhà nước thu hồi đất hoặc các dự án được chuyển mục đích sử dụng đất để làm nhà ở thương mại do đang có đất ở và đất khác theo quy định tại khoản 6 Điều 127 Luật Đất đai năm 2024. Điều này sẽ dẫn đến hạn chế sự phát triển của thị trường bất động sản, không thực hiện được đầy đủ chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW về "Tiếp tục thực hiện cơ chế tự thoả thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại".
Ngoài ra, Luật Đất đai năm 2024 chỉ cho phép nhà đầu tư đang có quyền sử dụng "đất ở" hoặc "đất ở và đất khác" được chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại (đoạn 2 khoản 6 Điều 127) điều này sẽ dẫn đến các dự án sản xuất, kinh doanh, ví dụ các khu công nghiệp, khu du lịch đã được Nhà nước điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành đất ở sẽ không triển khai được quy hoạch đã điều chỉnh dẫn đến lãng phí ngân sách nhà nước trong công tác lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, những vấn đề nêu trên đặt ra yêu cầu phải xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép "thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở" để cho phép tổ chức thực hiện trên thực tế nhằm thể chế đầy đủ Nghị quyết số 18-NQ/TW, đảm bảo chính sách pháp luật đất đai đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết được xây dựng dựa trên 2 chính sách sau: Thứ nhất, chính sách cho phép doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thỏa thuận nhận quyền sử dụng các loại đất theo quy định tại Điều 9 của Luật Đất đai năm 2024 mà đủ điều kiện chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai để thực hiện dự án nhà ở thương mại;
Thứ hai, chính sách cho phép doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang có quyền sử dụng đất được thực hiện dự án nhà ở thương mại đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở.
Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ đề xuất thời gian thí điểm là 5 năm, bắt đầu từ ngày 1/1/2025. Ưu tiên thực hiện thí điểm đối với khu vực đô thị, khu vực quy hoạch phát triển đô thị đã được phê duyệt.
“Việc thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở không vượt quá 30% số lượng dự án và 20% tổng diện tích nhu cầu phát triển dự án nhà ở được phê duyệt của chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đến năm 2030”, Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu./.
Theo đó, Công ty Cổ phần Cáp treo Vũng Tàu tiếp tục tổ chức thi công hạng mục đê chắn sóng và san lấp mặt bằng thuộc dự án Cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu theo thiết kế đã được thẩm định và giấy phép xây dựng đã được cấp.
Hàng loạt khu dân cư, khu đô thị, khu nhà ở…, trong đó nhiều dự án có tổng mức đầu tư lên tới hơn 1.000 tỷ đồng tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư đăng ký. Đáng chú ý, trong các đợt mở hồ sơ, nhiều dự án chỉ có duy nhất một nhà đầu tư.
Địa điểm thực hiện dự án tại các xã Tô Hiệu, Nghiêm Xuyên, Thắng Lợi và Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội.
Do hầu hết các lô đất ở trong dự án trước đây được duyệt có diện tích lớn từ 500-1.000m2 đến nay không còn phù hợp với nhu cầu thị trường, cho nên chia nhỏ thành các lô đất có diện tích trung bình từ khoảng 200÷450m2 /lô đất.
Lý do là nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động dự án, phù hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư năm 2020.
Các dự án này gồm: Khu chức năng đô thị Thượng Cát, phường Thượng Cát, Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm; xã Tân Lập, huyện Đan Phượng rộng 138,94 ha với tổng mức đầu tư 18.525 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/4/2024, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã nhận được 163 văn bản, gồm: 9 văn bản của 7 địa phương; 132 văn bản của 79 doanh nghiệp; 2 văn bản của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM và 20 văn bản của người dân báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị liên quan đến 193 dự án bất động sản.
Khách sạn Lâu đài Tam Đảo được biết đến là “biểu tượng” của thị trấn Tam Đảo trong những năm qua, khách du lịch trong và ngoài nước đến với thị trấn Tam Đảo đều muốn được ngắm nhìn lâu đài này trong sương giữa ngàn mây núi rừng Tam Đảo nhưng sau khi hoàn thành, khách sạn này vẫn chưa được đưa vào khai thác, đã sang tên chủ khác.
Hàng loạt khu dân cư, khu đô thị, khu nhà ở… tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư đăng ký; trong khi đó, loạt dự án có tổng mức đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng giữa Thủ đô lại “vắng bóng” nhà đầu tư.
Một số dự án có quy mô lớn chuẩn bị kêu gọi đầu tư gồm: Dự án khu nhà ở tại lô đất ký hiệu 7, phía Tây đường Hùng Vương, xã Bình Kiến, TP. Tuy Hòa quy mô 2.579 tỷ đồng; dự án tổ hợp khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp An Hòa Hải quy mô 4.200 tỷ đồng…