Như chúng tôi đã đưa tin, đêm 12 rạng sáng 13/9, chung cư mini ở số 37, ngõ 29/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã xảy ra cháy lớn, khiến 56 người chết, 37 người bị thương.
Vụ cháy đã làm thức tỉnh nhiều người, nhất là những người dân đang sinh sống tại các chung cư mini hay những nhà khu nhà trọ chỉ có duy nhất một lối ra vào là cửa chính, còn những khu vực khác như cửa sổ, sân thượng đều bị bịt kín bằng lồng sắt để tận dụng phơi quần áo và phòng chống trộm cắp.
Sau vụ cháy thảm khốc trên, nhiều người dân bắt đầu thay đổi cách nghĩ về việc phòng cháy chữa cháy và an toàn cháy nổ, không ít người chủ động tự tìm cách mở lối thoát ngay trong căn hộ của mình.
Theo ghi nhận, ngay trong buổi sáng ngày xảy ra vụ cháy thương tâm khiến hàng chục người chết, nhiều người dân sống trong các khu chung cư đã vội vã đi tìm mua ngay những vật dụng phòng cháy chữa cháy như bình cứu hỏa, thang dây, mặt nạ chống độc…
Số khác bình tĩnh hơn thì rà soát lại ngôi nhà, căn hộ chung cư mini đang ở để tìm hiểu về cách thoát hiểm khi xảy ra cháy.
Anh Dũng (30 tuổi), hiện đang sống trong một chung cư cũ có cơi nới “chuồng cọp” tại quận Thanh Xuân nói: "Khi mua lại căn hộ tại tòa nhà chung cư mini đang ở, tôi thấy đã có chuồng cọp từ trước. Ngoài việc chống trộm cắp, các hộ gia đình tại khu tôi sống còn tận dụng làm nơi phơi phóng, trồng cây. Nhưng sau vụ cháy chung cư tại Khương Hạ, có lẽ tôi sẽ tìm thợ về mở thêm cửa thoát hiểm ra ngoài ở chuồng cọp, phòng khi hỏa hoạn còn có đường thoát thân".
Đáng chú ý, sau vụ cháy, nhiều chủ nhà cũng nhận thức ra được mức độ nguy hiểm của tòa nhà do mình xây dựng khi chỉ có một lối thoát hiểm duy nhất bằng cửa chính nên đã lắp thêm thang thoát hiểm bằng sắt thép gần cửa sổ các căn hộ.
Ảnh minh họa
Liên quan đến biện pháp này của các chủ đầu tư xây dựng chung cư mini, trao đổi với báo chí tại cuộc họp chiều hôm qua 21/9, ông Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng đánh giá, đây chỉ là giải pháp tạm thời.
Theo ông Anh, việc lắp thang thoát hiểm cần đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Tại những chung cư mini đã xây lâu năm hoặc thiết kế ban đầu không tuân theo quy chuẩn, lắp thang thoát hiểm có thể xâm lấn vào chỉ giới hoặc không gian công cộng. Trường hợp này, cơ quan quản lý trật tự xây dựng địa phương cần linh hoạt, cho phép gắn thang thoát hiểm để đảm bảo an toàn cho cư dân.
Về giải pháp lâu dài, ông Anh cho rằng, cần siết chặt việc cấp phép xây dựng cũng như trách nhiệm kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương, đặc biệt đối với tòa nhà thay đổi công năng. Lý do là nhiều chủ nhà xin cấp phép xây dựng cho nhà riêng lẻ, nhưng sau đó thay đổi chức năng thành nhà chia nhiều phòng cho thuê hoặc bán.
"Công trình trước khi xây dựng phải duyệt thiết kế chặt chẽ ngay từ ban đầu, không để tình trạng các tòa nhà xây sai thiết kế, sai phép, xây xong rồi mới tìm giải pháp chữa cháy", ông Ngọc Anh nói.
Theo báo cáo của Tổng công ty Điện lực Hà Nội, toàn thành phố có khoảng 2.000 chung cư mini, tập trung nhiều nhất ở: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ…. Hiện Tổng công ty đang rà soát, đảm bảo an toàn về điện, kiên quyết xử lý vi phạm về đường dây sau công tơ.
Minh Quân
Dự án có tên đầy đủ là Khu đô thị sinh thái Nhơn Trạch với tổng diện tích khoảng 3.800 ha với phía Bắc và Tây giáp TP HCM, phía Đông và Nam giáp với các xã Đại Phước, Vĩnh Thanh, Phước Khánh của huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Thực tế các tòa chung cư mini hiện nay chủ yếu là cho thuê ở trọ, hoặc mua bán dạng viết tay hoặc lập vi bằng chứ chưa có pháp lý thực sự rõ ràng, kể cả với quyền lợi mua, ở của người dân tại các tòa chung cư mini này.
Riêng tại quận Thanh Xuân, có khoảng 6 công trình nằm trên địa bàn các phường: Khương Đình, Nhân Chính, Khương Mai được UBND quận này cấp giấy phép xây dựng riêng cho Nghiêm Quang Minh hoặc cấp chung tên ông Minh và người khác.
Điều 80 dự thảo Luật Nhà ở quy định về đất để xây dựng nhà ở xã hội đã quy định theo hướng bỏ quy định yêu cầu bắt buộc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Trong khi nhiều doanh nghiệp “một mình một ngựa” ở những khu đô thị rộng hàng trăm héc – ta thì nhiều doanh nghiệp lại cạnh tranh quyết liệt tại những dự án khu dân cư nhỏ, với tổng vốn chưa đầy 200 tỷ đồng.
Đó là khẳng định của ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội tại Hội nghị trực tuyến triển khai Công điện số 796/CĐ-TTg, ngày 13/9/2023, của Thủ tướng Chính phủ chiều ngày hôm qua 15/9, theo UBND TP.Hà Nội.
Trong danh sách 115 doanh nghiệp nợ thuế vừa được công bố, Công ty TNHH Thành phố Aqua – chủ đầu tư dự án Khu đô thị Aqua City bị “bêu tên” với khoản nợ hơn 62 tỷ đồng.
Các sản phẩm được giao dịch, đặt cọc gồm: nhà liền kề, nhà liên kế vườn, biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, shophouse, đất nền….
Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An - chủ đầu tư dự án Gem Sky World bị đề nghị xử phạt 900 triệu đồng vì có hành vi huy động vốn không đúng quy định.
Trong giấy phép xây dựng được cấp, khu đất chỉ được xây 6 tầng nhưng chủ nhà đã bất chấp quy định của pháp luật xây đến 9 tầng.