Bộ Xây dựng mới đây đã có công văn 4269/BXD-KTXD gửi Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) hướng dẫn về hình thức hợp đồng gói thầu GRC - dự án Vietin Bank Tower.
Tại công văn trên, Bộ Xây dựng cho biết, việc quản lý, thực hiện hợp đồng xây dựng theo nội dung hợp đồng đã ký, phù hợp hồ sơ mời thầu/ hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu/ hồ sơ đề xuất, tuân thủ quy định pháp luật áp dụng cho hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng đơn giá cố định nêu tại Văn bản số 5887/TGĐ-NHCT-MSTS2 thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thì: Việc tính lại đơn giá hợp đồng theo đơn giá tại thời điểm hiện tại hoặc điều chỉnh hình thức giá hợp đồng từ đơn giá cố định thành đơn giá điều chỉnh là điều chỉnh hợp đồng và thay đổi đơn giá hợp đồng, không phù hợp với nguyên tắc nêu tại mục 1 văn bản này và quy định về điều chỉnh hợp đồng xây dựng tại Điều 142 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, quy định về điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng tại Điều 38 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP.
“Đề nghị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam xác định rõ nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng để xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên, làm cơ sở thống nhất việc quản lý và thực hiện hợp đồng, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, không làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan. Trường hợp việc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng không do lỗi của bên nhận thầu thì bên nhận thầu được yêu cầu bồi thường thiệt hai theo quy định tại Điều 146 Luật Xây dựng”, công văn của Bộ Xây dựng nêu rõ.
Dự án Vietinbank Tower bỏ hoang trơ khung sắt.
Theo tìm hiểu, năm 2010, dự án VietinBank Tower được khởi công với tổng vốn đầu tư 10.267 tỷ đồng. Dự án được xây dựng trên diện tích khu đất gần 30.000 m2 gồm 2 tòa tháp. Tòa tháp thứ nhất cao 68 tầng được thiết kế và dùng làm trụ sở làm việc chính của VietinBank. Tòa tháp thứ hai cao 48 tầng.
>>> Đọc thêm: Cận cảnh dự án VietinBank Tower hơn 10.000 tỷ hoang tàn ở khu đô thị nhà giàu Hà Nội
Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2014. Tuy nhiên đến nay dự án vẫn đang dang dở, chỉ là khối sắt khổng lồ “đắp chiếu” trong thời gian dài.
Liên quan đến dự án này, hồi đầu tháng 3 vừa qua, Bộ Xây dựng cũng đã có Văn bản số 228/BXD-KTXD hướng dẫn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) về việc điều chỉnh mức đầu tư dự án tòa nhà trụ sở chính VietinBank (VietinBank Tower) tại Tây Hồ, Hà Nội.
Như vậy, đây đã là lần thứ 3 trong khoảng 1 năm nay, Bộ Xây dựng có văn bản hướng dẫn VietinBank về dự án này. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn nằm yên bất động.
Khu đô thị Nam Thăng Long hay còn gọi là Ciputra Hà Nội, là dự án bất động sản đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam cho tới trước năm 2007. Khu đô thị Ciputra Hà Nội được quy hoạch với diện tích rộng 323ha, do Tập đoàn Ciputra làm chủ đầu tư với số vốn lên đến 2,11 tỷ USD.
Trước khi Hà Nội có thêm các khu đô thị hiện đại khác, Khu đô thị Nam Thăng Long được nhiều người Hà Nội gọi với cái danh xưng mỹ miều “khu đô thị nhà giàu” nhờ thừa hưởng vẻ đẹp vốn có của hồ Tây. Song song đó những thiết kế mới mẻ được xây dựng khép kín và biệt lập mang đến không gian sống yên bình, cùng tiện ích hiện đại của dự án đã thu hút nhiều người giàu dọn đến định cư.
Bước vào bên trong khu đô thị Ciputra Hanoi, 70% diện tích dự án được dùng để xây công viên ngoài trời, thiết kế cảnh quan xanh và mặt nước. Nhờ đó, cư dân có thể tận hưởng bầu không khí trong lành từ mảng xanh của dự án. Ngoài ra, dự án còn có một số tiện ích công cộng khác như khu sân golf 18 lỗ, trường học quốc tế, spa, chuỗi cửa hàng mua sắm,…
Giá biệt thự tại dự án được chào bán với mức 26 - 41 tỷ đồng/căn tùy diện tích và vị trí.
Tuấn Minh
03 chủ tịch UBND xã ở huyện Thạch Thất (Hà Nội) bị tạm đình chỉ công tác vì trên địa bàn có nhiều công trình sai phép, vi phạm trật tự xây dựng hoặc vi phạm phòng cháy chữa cháy (PCCC). Cùng đó, chung cư mini 9 tầng với gần 150 phòng ở xã Tân Xã phải tháo dỡ 5 tầng, trả lại thiết kế 3 tầng và tum theo giấy phép.
Hiện nay đã có 19 tỉnh công bố danh mục 52 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn là 25.884 tỷ đồng; trong đó, có 49 dự án nhà ở xã hội với nhu cầu vay là 24.655 tỷ đồng…
Trường hợp hết thời gian gia hạn được kéo dài để triển khai dự án mà doanh nghiệp chưa xây dựng công trình theo hồ sơ quy hoạch được phê duyệt, Sở TNMT được giao lập thủ tục thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất.
Theo yêu cầu, việc chuyển nhượng đất nông nghiệp phải đảm bảo phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư theo quy định.
Ngày 16/10/2023, dự án Sunshine Green Iconic chính thức cất nóc Tòa A, tòa đầu tiên của Tổ hợp căn hộ hạng sang Xanh – Thông minh đầu tiên tại khu Đông Hà Nội.
Đến thời điểm đầu tháng 10/2023, Hà Nội có 6 dự án nhà ở xã hội và cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đủ điều kiện vay vốn gói 120.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ có 3/6 dự án nhà ở xã hội có nhu cầu vay vốn.
Nhiều tỉnh, thành trên cả nước tiếp tục phê duyệt và kêu gọi đầu tư một số dự án bất động sản, khu đô thị, nhà ở quy mô lớn với tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa được giao chủ trì, phối hợp Văn phòng UBND Thành phố, UBND huyện Thạch Thất kiểm tra, làm rõ thông tin về công trình “Chung cư cao cấp My House” tại xã Tân Xã, huyện Thạch Thất xây trái phép hơn 200 căn hộ.
Dự án gồm: 301 căn nhà ở kết hợp thương mại, 185 căn liền kề, 121 căn biệt thự đơn lập, 272 căn nhà ở xã hội thấp tầng, 2 tòa chung cư cao tầng và 4 công trình hỗn hợp thương mại dịch vụ…
Nhiều dự án nhà ở, khu đô thị có tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng sau khi mở hồ sơ đăng ký chỉ có duy nhất một nhà đầu tư quan tâm tham gia làm dự án. Điều này đồng nghĩa với việc, các chủ đầu tư này chắc chắn đã “đặt một chân” vào dự án.