Trả lời câu hỏi vì sao 8 dự án thoát nước, thu gom xử lý nước thải chậm tiến độ, Giám đốc Sở Xây Dựng Võ Nguyên Phong cho biết, Sở đã thực hiện lập đề xuất chủ trương đầu tư của 8 dự án; đã trình HĐND TP được 4 dự án; hiện nay còn 4 dự án.
Sáng 6/12, tiếp tục Kỳ họp thứ 14, HĐND TP Hà Nội khóa XVI tiến hành tái chất vấn việc thực hiện một số nội dung nghị quyết, kết luận chất vấn của HĐND TP đã đến thời hạn giải quyết nhưng còn chậm, chưa hiệu quả.
Đặt câu hỏi tái chất vấn, nhiều đại biểu đề cập đế một số dự án thoát nước, xử lý nước thải còn chậm. Đại biểu Nguyễn Minh Tuân (huyện Phú Xuyên) nêu câu hỏi, UBND Thành phố đã có cam kết phê duyệt 8 dự án thoát nước và thu gom xử lý nước thải; nhưng tới nay mới trình được 4 dự án. Đại biểu đề nghị Giám đốc Sở Xây dựng cho biết nguyên nhân, trách nhiệm vì sao chưa hoàn thành tiến độ các dự án.
Trả lời vấn đề đại biểu nêu, Giám đốc Sở Xây Dựng Võ Nguyên Phong cho biết, Sở đã triển khai thực hiện lập đề xuất chủ trương đầu tư của 8 dự án thoát nước, thu gom xử lý nước thải với tổng mức đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng, trong đó đã trình HĐND được 4 dự án; hiện nay còn 4 dự án.
Đối với dự án cải thiện môi trường thoát nước tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm thì chưa bố trí được nguồn vốn nên chưa triển khai thực hiện được chủ trương đầu tư của dự án này.
Còn 3 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 894 tỷ đồng, tháng 10, Sở Quy hoạch kiến trúc đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ của phân khu N10 - là cơ sở để Sở Xây dựng hoàn thiện đề xuất chủ trương đầu tư của dự án.
Đối với nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, Sở Xây dựng đã hoàn thành việc lập đề xuất chủ trương với tổng mức đầu tư là 2.600 tỷ đồng. Với tổng mức đầu tư như vậy và với cả toàn bộ phần lưu vực của dự án này là 2.894 tỷ đồng. Lý do chậm của dự án này là liên quan lưu vực sông, phải kết nối được tới khoảng gần xấp xỉ với 100 dự án nhà ở, khu đô thị.
Về dự án thu gom và xây dựng nhà máy xử lý nước thải Tây sông Nhuệ với toàn bộ diện tích hơn 3.000 ha với tổng mức đầu tư là 2.900 tỷ đồng. Dự án này nhiều tuyến đường chưa được đầu tư theo quy hoạch cho nên việc xây dựng nhà máy cần phải được rà soát. Sở Xây dựng đã trình Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc này.
Đại biểu Phạm Thị Thanh Hương (Tổ đại biểu huyện Ứng Hòa) cho biết đã nhiều lần đặt vấn đề về dự án Công viên Đống Đa, đại biểu đề nghị Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho biết tình hình, kết quả nội dung cam kết trước cử tri Thủ đô", đại biểu nói.
Về vấn đề này, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh nhìn nhận, việc thực hiện dự án đã kéo dài khá lâu và cho rằng, cần xác định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị. Sở là đơn vị tham mưu và trình UBND thành phố phê duyệt; UBND quận Đống Đa là đơn vị chủ đầu tư, tổ chức lập quy hoạch.
"Chúng tôi phụ thuộc vào công tác trình lập quy hoạch của quận Đống Đa. Sở đã 4 lần gửi văn bản đôn đốc quận về công tác này, tuy nhiên quận cũng đang gặp khó khăn trong việc lập quy hoạch dự án", ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho biết.
Theo Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, quận đề xuất Sở báo cáo UBND thành phố sẽ trình trong tháng 4/2024. Sau 15-20 ngày trình lập quy hoạch, Sở Quy hoạch - Kiến trúc sẽ hoàn thành phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án này.
Còn Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định cho biết, quận đã rà soát hiện trạng, lập hồ sơ báo cáo Sở Quy hoạch - Kiến trúc. Do chưa có hướng dẫn bố trí nguồn kinh phí lập quy hoạch nên quận dùng nguồn kinh phí từ ngân sách để thực hiện, tuy nhiên chỉ khi có hướng dẫn thì quận mới có thể thực hiện được.
Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết, sau khi có hướng dẫn cụ thể thì đến tháng 4/2024, sẽ trình phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án Công viên Đống Đa.
Đại biểu HĐND TP. Hà Nội nêu câu hỏi tại phiên chất vấn và tái chất vấn - Ảnh: VGP
Đại biểu Lê Vĩnh Sơn (huyện Mỹ Đức) đặt câu hỏi với đại diện UBND Thành phố về việc tiến độ điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư ở 148 Giảng Võ (Ba Đình có hoàn thành được trong năm 2023 như cam kết.
Trả lời đại biểu, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, ngày 10/11, UBND TP đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết 1/500 dự án ở 148 Giảng Võ, quận Ba Đình.
Hiện nay, đồ án điều chỉnh đang lấy ý kiến cộng đồng, xử lý các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc có liên quan và nội dung cải tạo khu tập thể Giảng Võ liền kề, đảm bảo các hạ tầng kỹ thuật, xã hội. Quy hoạch trước là 10 tòa nhà ở cao 50 tầng, giờ điều chỉnh loại bỏ chức năng nhà ở và đưa về các chức năng phù hợp với khu vực, đảm bảo các quy chuẩn.
"Hiện nay, các Sở đang cố gắng triển khai, dự kiến cuối năm 2023 sẽ phê duyệt đồ án, chậm nhất vào tháng 1-2024", Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn cho biết.
Sắp khởi công nhà máy xử lý chất thải rắn Núi Thoong công suất 450 tấn
Chất vấn kết quả xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Núi Thoong (huyện Chương Mỹ), đại biểu Trịnh Xuân Quang đề nghị UBND Thành phố cho biết các kết quả thực hiện cam kết này thế nào để đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải trên địa bàn.
Về nội dung này, trả lời chất vấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, đối với Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Núi Thoong, dự án hiện tại đã được duyệt 450 tấn/ngày.
Doanh nghiệp đang triển khai để làm hoàn chỉnh các thủ tục để khởi công dự án giai đoạn 1 là 450 tấn vào cuối năm 2023 và sẽ chỉnh quy hoạch để dự án này nâng lên công suất 2.000 tấn/ngày/đêm mới đảm bảo được tiêu chuẩn về định mức kinh tế kỹ thuật để phát điện.
Trong quá trình điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô trong thời gian tới sẽ điều chỉnh lại quy hoạch. Trong quá trình được duyệt sẽ điều chỉnh lại dự án và cam kết thực hiện trong năm 2023 để khởi công với công suất 450 tấn.
Kết luận về nội dung này, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, vẫn còn một số nội dung, lĩnh vực, nhiệm vụ, dự án, công trình, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, tiến độ thực hiện còn chậm, chưa hoàn thành theo tiến độ cam kết, chưa được giải quyết dứt điểm.
Vì vậy, UBND Thành phố cần khẩn trương rà soát các nội dung nghị quyết chất vấn, các cam kết, lời hứa của UBND Thành phố và các cơ quan với HĐND Thành phố. Đánh giá rõ chất lượng, hiệu quả, tiến độ thực hiện, từ đó tập trung chỉ đạo, có những giải pháp quyết liệt hơn nữa trong tổ chức thực hiện.
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội đặc biệt nhấn mạnh về tăng cường kỷ luật, kỷ cương, thường xuyên đôn đốc tiến độ thực hiện. Trong đó, cố gắng những nội dung đã tái chất vấn như: dự án Nhà máy rác thải Núi Thoong; dự án 148 Giảng Võ; dự án tại 31,33,35 Lý Thường Kiệt… đề nghị UBND, các sở ngành liên quan không nên để kỳ sau lại tái chất vấn.
Gia Huy
Ngày 9/12 tới đây, Đại lộ thương mại tại trung tâm huyện Đức Hòa – Long An sẽ được khai trương tại đường 3/2, mở đầu cho chuỗi sự kiện giải trí và ẩm thực sôi động nhất từ trước đến nay.
Đây là Khu đô thị sinh thái cao cấp có kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; hệ thống công trình công cộng, dịch vụ đầy đủ và tiện nghi. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp khó khăn về một số thủ tục pháp lý theo quy định hiện hành nên đến nay dự án vẫn đang trong quá trình triển khai xây dựng.
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vừa giao Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tài chính, Ban Quản lý Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, UBND TP.Đà Lạt kiểm tra nội dung liên quan đến đề xuất tài trợ kinh phí lập quy hoạch của Công ty cổ phần Phát triển Côn Đảo, tổng hợp báo cáo và tham mưu đề xuất UBND tỉnh trước ngày 20/12/2023.
Nhiều khu đô thị, dự án nhà ở xã hội, tổ hợp, khu dân cư thương mại có tổng mức đầu tư lên tới cả nghìn tỷ đồng đang được các nhà đầu tư “để mắt” tới tại nhiều tỉnh, thành.
Hiện LDG Group đầu tư phát triển hàng chục dự án bất động sản với các loại sản phẩm từ chung cư, nhà phố biệt thự, shophouse,…trải dài khắp từ Bắc tới Nam.
UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có văn bản giao các sở ngành xem xét thu hồi dự án Khu công nghiệp Hoàng Long bỏ hoang suốt 8 năm của Tập đoàn FLC.
Ông Dương Đức Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký phê duyệt, cập nhật danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị trong các kế hoạch phát triển nhà ở của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 (đợt 2).
Nhiều khu đô thị, dự án nhà ở, khu dân cư thương mại có tổng mức đầu tư lên tới cả nghìn tỷ đồng đang được nhiều tỉnh tìm kiếm nhà đầu tư.
UBND TP. Hà Nội được yêu cầu sử dụng kiểm toán để đảm bảo khách quan, minh bạch trong việc thực hiện thanh toán hợp đồng BT với nhà đầu tư.
Theo đề xuất, quy mô sử dụng đất của dự án gần 245 ha tại xã Vận Yên, huyện Vân Đồn. Tổng vốn đầu tư của dự án là 51.555 tỷ đồng, tương đương gần 2,2 tỷ USD.