Ngày 11/1, đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ (Hà Nội) cho biết, mới đây, UBND huyện này đã phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất ở, trong đó có 7 thửa đất thuộc khu Gạc Chợ (xã Tam Hiệp) với mức giá khởi điểm lên tới 79,8 triệu đồng/m2. Tổng diện tích của 7 thửa đất là 839,5m2.
Mục đích sử dụng các thửa đất đấu giá là đất ở, sử dụng riêng. Thời hạn sử dụng lâu dài. Đây là những diện tích đất Nhà nước giao có thu tiền sử dụng để xây dựng nhà ở thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. Mật độ xây dựng được cho phép là 78% và số tầng cao là 5 tầng.
Được biết, ngoài 7 thửa đất tại xã Tam Hiệp, trong đợt này, UBND huyện Phúc Thọ sẽ tổ chức đấu giá 5 thửa đất tại thôn Lục Xuân (xã Võng Xuyên). Các thửa đất được đưa ra đấu giá có diện tích từ 211,36 – 323m2/thửa.
Giá khởi điểm của các thửa đất này từ 36 triệu đồng/m2. Mục đích sử dụng của các thửa đất này là đất ở lâu dài, sử dụng riêng.
Hiện để chuẩn bị cho các đợt đấu giá đất trên, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ đang ra thông báo mời tổ chức đấu giá tài sản thực hiện phiên đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 12 thửa đất thuộc xã Tam Hiệp và Võng Xuyên. Tổ chức, doanh nghiệp đủ năng lực, có thể liên hệ với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ (thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ).
Thời gian qua, Hà Nội đã tổ chức nhiều phiên đấu giá đất ở. Mới đây nhất, đầu tháng 8 vừa qua, huyện Mê Linh đã tổ chức thành công phiên đấu giá đối với 33 lô đất tại thị trấn Chi Đông, thu về gần 226 tỷ đồng, chênh gần 100 tỷ đồng so với giá khởi điểm; trong đó, lô có giá cao nhất đạt 93 triệu đồng/m2.
Phúc Thọ là huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, thuộc hữu ngạn sông Hồng và sông Đáy, cách trung tâm Thủ đô khoảng 35km.
Phúc Thọ có phía Tây giáp với thị xã Sơn Tây, phía Nam giáp Thạch Thất và Quốc Oai, phía Đông giáp huyện Đan Phượng. Ở phía Bắc, bên kia sông Hồng, huyện Phúc Thọ còn có một phần đất tiếp giáp với huyện Yên Lạc, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) và huyện Mê Linh (TP.Hà Nội).
Huyện có diện tích tự nhiên 118,63 km2, dân số trên 19 vạn người, gồm 20 xã và 1 thị trấn.
Minh Huyền
Theo Bộ trưởng Xây dựng, hiện nay, công tác di dời trụ sở Bộ ngành triển khai chậm do đòi hỏi nhu cầu vốn ngân sách rất lớn và các Bộ, ngành, Thành phố Hà Nội chưa triển khai đúng tiến độ việc lập quy hoạch và xây dựng các đề án di dời.
Thời gian qua công tác quy hoạch, xây dựng các công trình cao tầng trong khu vực nội đô gặp nhiều “bế tắc” khi đưa ra yêu nhưng lại không có quy định cụ thể mà chỉ dựa vào một số văn bản quy phạm pháp luật quy định chung chung.
Trong số 23 dự án UBND TP.Hà Nội đã có quyết định thu hồi đất, địa bàn huyện Thạch Thất có số lượng nhiều nhất, tiếp đến là Mê Linh với gần chục dự án khu đô thị lớn.
Theo danh sách vừa được công bố, TP Phan Thiết có 13 dự án; thị xã Lagi có 8 dự án; huyện Hàm Thuận Nam có 10 dự án; huyện Bắc Bình có 8 dự án và huyện Tuy Phong có 5 dự án.
Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% số cơ sở trên địa bàn hoàn thành việc khắc phục các tồn tại về phòng cháy, chữa cháy. Để làm được việc trên, thành phố yêu cầu áp biện pháp xử lý với 100% cơ sở không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Theo quyết định vừa được công bố, thời hạn ủy quyền cho các huyện trên lập đề án lên quận từ nay đến hết 31/12/2025.
Liên danh Công ty TNHH Đầu tư Phát triển sản xuất Hạ Long - Công ty Cổ phần Foodinco Quy Nhơn là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện cả 2 dự án khu đô thị sinh thái Thịnh Hưng 1 và 2 ở Yên Bái.
Lý do thu hồi là để thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Quy hoạch đô thị hiện hành quy định thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị là UBND cấp huyện thuộc tỉnh.
Bộ TN&MT đề nghị các tỉnh, thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn bộ các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm; xử lý nghiêm, triệt để...
UBND TP.Hà Nội mới ra quyết định xử phạt chủ đầu tư dự án Athena Complex Pháp Vân (Q.Hoàng Mai, Hà Nội) số tiền 1 tỉ đồng do bán căn hộ khi chưa đủ điều kiện kinh doanh, xây dựng chậm tiến độ.