Theo Kiểm toán Nhà nước, Vinafood 2 đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất đều không tự triển khai dự án gắn với quyền sử dụng đất mà góp vốn với các đối tác bên ngoài, sau đó thoái vốn hoặc cam kết thoái vốn để chuyển giao đất cho đối tác không thông qua đấu giá.
Khu đất 132 Bến Vân Đồn được bán lại cho Công ty Phát Đạt với giá gần 900 tỷ đồng.
Đặc biệt, cũng theo Kiểm toán Nhà nước, Vinafood 2 đã thực hiện công tác lựa chọn nhà đầu tư hợp tác, góp vốn đều theo hình thức chỉ định, không có tiêu chí, không chào giá công khai, minh bạch nên làm giảm sự cạnh tranh và tiềm ẩn rủi ro trong việc chọn nhà đầu tư không đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án.
Một trong số đó là Khu đất 132 Bến Vân Đồn, quận 4, TP.HCM có diện tích 7.886 m2. Đây là khu đất được Vinafood 2 chỉ định cho Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Nguyễn Kim (Công ty Nguyễn Kim) làm đối tác liên doanh, liên kết.
Năm 2007, Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vĩnh Hội (Công ty Vĩnh Hội) thuộc Vinafood 2 được thành lập để triển khai dự án Trung tâm thương mại – Văn phòng và Căn hộ tại số 132 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4, TP.HCM với tổng diện tích sử dụng 7.619 m2.
Đến cuối năm 2013, UBND Quận 4 đã có công văn yêu cầu chủ đầu tư cam kết khởi công xây dựng vào năm 2015 và hoàn thiện công trình vào năm 2017. UBND sẽ thu hồi, hủy bỏ dự án nếu không thực hiện như tiến độ đã cam kết.
Vào thời điểm 2014, dự án được góp vốn bởi các cổ đông bao gồm: Công ty Nguyễn Kim nắm giữ trên 44% vốn, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang là cổ đông lớn thứ 2 nắm 25% vốn, Công ty đầu tư Kim Long và Vinafood 2.
Vào tháng 11/2015, Vinafood 2 đã bán đấu giá 1,5 triệu cổ phần tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Vĩnh Hội với giá bình quân bằng với giá khởi điểm là 30.000 đồng/cổ phần cho 3 nhà đầu tư (1 tổ chức và 2 cá nhân). Tổng số tiền thu về từ đợt bán đấu giá này là 45 tỷ đồng, khoản chênh lệch 30 tỷ đồng so với tổng giá trị vốn góp ban đầu được xác định là 15 tỷ đồng. Như vậy có thể hiểu, giá trị góp vốn bằng lợi thế quyền thuê đất của Vinafood 2 tại dự án 132 Bến Vân Đồn vào Vĩnh Hội chỉ vỏn vẹn 15 tỷ đồng.
Sau đó, Khu đất 132 Bến Vân Đồn được bán lại cho Công ty Phát Đạt với giá gần 900 tỷ đồng. Cụ thể, theo Báo cáo tài chính năm 2016 của Công ty Phát Đạt, vào ngày 8/12/2015, Phát Đạt đã ký kết Hợp đồng hợp tác đầu tư có thời hạn 3 năm với tổng giá trị là 883 tỷ đồng với Công ty Trường Phát Lộc liên quan đến việc phát triển dự án tọa lạc tại khu “đất vàng” 132 Bến Vân Đồn.
Trong khi đó, số tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước chỉ là gần 112,5 tỷ đồng. Vấn đề đáng nói ở đây, với số tiền chuyển nhượng gần 900 tỷ đồng trừ con số 112,5 tỷ đồng nộp ngân sách còn gần 800 tỷ đồng chênh lệch rơi vào tay ai? Con số thất thoát ngân sách nhà nước trong vụ chuyển nhượng lòng vòng này do ai chịu trách nhiệm?
Liên quan đến dự án nói trên, mới đây Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu của Bộ Công an ban hành công văn số 3815/CSKT-P5 gửi Công ty Phát Đạt ngày vào 16/11 đề nghị Công ty CP Bất động sản Phát Đạt cung cấp thông tin liên quan như sau:
Hồ sơ pháp lý của Công ty Phát Đạt.
Hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc ký kết, thực hiện hợp đồng nhận chuyển nhượng cổ phần của CTCP Đầu tư Phát triển Vĩnh Hội hoặc nhận chuyển nhượng dự án tại khu đất số 132 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP.HCM; hồ sơ góp vốn đầu tư thực hiện dự án tại khu đất trên và nguồn tiền thực hiện.
Hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án tại khu đất số 132 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP.HCM.
Danh sách, vai trò từng cá nhân tại Công ty có liên quan đến việc nhận chuyển nhượng và triển khai, thực hiện dự án tại khu đất trên.
Phản ứng của Phát Đạt về công văn nói trên phía công ty phủ nhận mình không liên quan đến Vinafood 2 cũng như Vĩnh Hội.
Đến đây, câu hỏi được đặt ra là tại sao Nguyễn Kim, Phát Đạt là những công ty tư nhân lại có thể hô biến khu đất công tại 132 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP.HCM thành đất thương mại dễ dàng đến vậy? Những thất thoát gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước lớn đến mức nào và ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc này?
An Nhiên (Kinh doanh và Tiêu dùng)
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, “vướng mắc pháp lý” là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và kinh doanh, mà nguyên nhân chủ yếu là do một số quy định pháp luật không đồng bộ, thống nhất.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, vùng Đông Nam Bộ đến năm 2025 dự kiến thêm 10 đô thị và đến năm 2030 tăng thêm 20 đô thị và nhiều đô thị tiếp tục hoàn thiện chất lượng để nâng loại đô thị trong giai đoạn tới.
Sức bật của đô thị Hậu Giang cộng hưởng với những giá trị nội tại mà TNR Seven Rivers đã tạo ra lợi thế đầu tư đặc biệt cho dự án này.
Từ năm 2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung hoàn thiện hồ sơ dự án để tổng hợp, báo cáo thành phố chỉ đạo triển khai, tuy nhiên đến nay nhà đầu tư chưa hoàn thành việc rà soát cập nhật các nội dung theo hướng dẫn.
Theo Kế hoạch thanh tra năm 2023, Bộ Xây dựng sẽ thanh tra lĩnh vực quy hoạch xây dựng tại Lạng Sơn, Bắc Giang, Bình Phước, thanh tra ở 7 địa phương về hoạt động kinh doanh bất động sản, việc xây dựng hạ tầng tại các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị…
Sở Xây dựng tỉnh Bình Định vừa công bố một số thông tin đối với “Dự án tại khu đất số 01 đường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn" tên thương mại là Cadia Quy Nhơn, tại số 01 đường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn.
Tỉnh Quảng Ninh vừa quyết định thu hồi, hủy bỏ chủ trương đầu tư phân khu 2 dự án khu nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City. Tập đoàn CEO Group - chủ đầu tư dự án - khẳng định sẽ không ảnh hưởng tới quyền lợi nhà đầu tư.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) sẽ trả lại dự án Trường quay ngoài trời rộng hơn 60 ha tại huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội
Thanh tra Chính phủ cho rằng dự án Tổ hợp khách sạn 5 sao ở Đắk Lắk của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên có nhiều vấn đề liên quan đến tài sản công, không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất nên đã chuyển hồ sơ đến Bộ Công an để điều tra, làm rõ.
Dự án chậm tiến độ một phần do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Trong tổng số 21.204 m2 đất dự án còn khoảng 15.053 m2 (chiếm 71% diện tích) chưa hoàn thành GPMB.