Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2024 / 0:22

“Siêu dự án” đường sắt cao tốc Bắc - Nam sắp thành hình

Sau một thời gian dài nằm trên giấy, “siêu dự án” đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang đứng trước thời khắc lịch sử để có thể thành hình và được cấp “giấy khai sinh”.

“Siêu dự án” đường sắt cao tốc Bắc - Nam sắp thành hình |

“Siêu dự án” đường sắt cao tốc Bắc - Nam sắp thành hình

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

Bộ GTVT cho biết, dự kiến trong tháng 9/2022, Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sẽ được trình Bộ Chính trị xem xét về chủ trương đầu tư.

Hành trình “hoài thai” ròng rã 17 năm

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được Bộ GTVT triển khai nghiên cứu từ năm 2005. Trong suốt 4 năm sau đó, rất nhiều nghiên cứu về tuyến đường này đã được thực hiện để đến năm 2009, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của “siêu dự án” này đã được Hội đồng thẩm định Nhà nước thông qua và Bộ Chính trị tán thành về chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, khi trình Quốc hội tại cuộc họp diễn ra vào tháng 5/2010, dự án đã không được thông qua.

637964343901246515-ds1.jpg
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sắp trình Bộ Chính trị.

Sau lần lỡ hẹn đầu tiên này, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vẫn được Bộ GTVT tiếp tục nghiên cứu trong nhiều năm sau. Đến tháng 2/2019, bản báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án một lần nữa được Bộ GTVT hoàn chỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Bản báo cáo này được Bộ GTVT dày công xây dựng sau khi tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, 20 địa phương có dự án đi qua và được kỳ vọng sẽ là bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất để làm cơ sở giúp Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có thể được cấp “giấy khai sinh”.

Ngày 11/7/2019, Thủ tướng có Quyết định số 859/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Theo chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GTVT đã xây dựng Đề án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và lấy ý kiến Ban Kinh tế T.Ư, các Ủy ban của Quốc hội. Hiện dự án đang được Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định.

Theo chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2022, dự kiến tháng 9/2022 dự án được trình Bộ Chính trị xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư.

Như vậy, sau 17 năm triển khai, “siêu dự án” đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vẫn đang trong giai đoạn xin ý kiến về chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, khác với lần lỡ hẹn cách đây hơn 10 năm, bộ hồ sơ về dự án lần này mang đến nhiều hy vọng sẽ vượt qua được kỳ “sát hạch” khắt khe của các cấp có thẩm quyền để dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chính thức được triển khai.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được Bộ GTVT trình Chính phủ, Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, TP từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh, trong đó điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh). Đây là tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, chiều dài 1.545km, tốc độ khai thác tối đa khoảng 320km/h.

Đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán. Tổng mức đầu tư dự kiến toàn bộ dự án khoảng 58,71 tỷ USD bao gồm: Chi phí giải phóng mặt bằng 1,98 tỷ USD, chi phí xây dựng 31,58 tỷ USD, thiết bị 15 tỷ USD, chi phí quản lý dự án, tư vấn 5,82 tỷ USD, chi phí dự phòng 4,07 tỷ USD.

Bộ GTVT cho biết, để bảo đảm hiệu quả đầu tư và phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực cũng như nhu cầu vận tải, Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có thể sẽ phân kỳ đầu tư thành hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh và đoạn Nha Trang - TP Hồ Chí Minh. Chiều dài của tuyến đường sắt được đầu tư giai đoạn này là 665km với tổng mức đầu tư dự kiến 24,7 tỷ USD. Lộ trình thi công giai đoạn 2027 - 2031, đưa vào khai thác khoảng năm 2032.

Giai đoạn 2 sẽ đầu tư đoạn Vinh - Nha Trang để nối thông toàn tuyến. Chiều dài toàn tuyến giai đoạn này là 894km với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 33,9 tỷ USD. Trong đó, khoảng năm 2040 đưa vào khai thác đoạn Vinh - Đà Nẵng. Đến khoảng năm 2045 - 2050 sẽ khai thác đoạn Đà Nẵng - Nha Trang.

Huy động vốn từ đâu?

“Siêu dự án” đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam như đúng tên gọi là một công trình vĩ mô với tổng mức đầu tư rất lớn, công nghệ phức tạp. Việc huy động nguồn vốn đầu tư từ đâu và lựa chọn công nghệ nào để thực hiện dự án vẫn sẽ là hai vấn đề lớn nhất được quan tâm vào lúc này.

Mới đây, trong công văn gửi Bộ GTVT liên quan đến tiến độ công tác thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, Bộ KH&ĐT đánh giá, dự án có quy mô, tổng mức đầu tư rất lớn, công nghệ phức tạp, có ảnh hưởng rất lớn, lâu dài đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần được đánh giá kỹ lưỡng các vấn đề liên quan.

Chính bởi thế, Bộ KH&ĐT vẫn đang chỉ đạo Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành, Liên danh tư vấn thẩm tra khẩn trương nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các vấn đề liên quan giúp cho Hội đồng thẩm định Nhà nước có các đánh giá khách quan, toàn diện về dự án. Điều này có thể sẽ khiến cho tiến độ thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có thể kéo dài, song với quy mô và tính chất đặc biệt quan trọng của dự án, đây là điều cần thiết phải thực hiện.

Về nguồn vốn đầu tư, giới chuyên gia nhìn nhận, nhu cầu vốn đầu tư cho dự án rất lớn, trong khi ngân sách Nhà nước vào thời điểm này vẫn còn khó khăn và đang phải ưu tiên cho nhiều dự án trọng điểm quốc gia khác nên phương thức đầu tư PPP - huy động vốn Nhà nước và tư nhân cùng tham gia vẫn là phương thức huy động vốn phù hợp nhất.

Tuy nhiên, do các dự án đầu tư hạ tầng đường sắt có tính đặc thù nên dù được đánh giá là mô hình lý tưởng song việc huy động nguồn vốn xã hội hóa, vốn đầu tư từ kinh tế tư nhân cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là điều không dễ dàng.

TS Phan Lê Bình - chuyên gia giao thông cho biết, trên thực tế, ngay cả ở các quốc gia phát triển và có hạ tầng đường sắt thuộc nhóm hàng đầu thế giới thì nguồn vốn chủ đạo để đầu tư hạ tầng đường sắt vẫn là ngân sách Nhà nước.

“Đầu tư cho hạ tầng đường sắt luôn cần một nguồn vốn rất lớn, nếu chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước rất khó để thực hiện, còn để huy động được nguồn vốn xã hội hóa cũng không hề dễ dàng” - TS Phan Lê Bình nói.

PGS.TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế cho rằng, việc phân kỳ đầu tư để thuận tiện hơn trong việc huy động vốn đầu tư sẽ là giải pháp phù hợp cho bài toán nguồn vốn của Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. “Nếu cùng một lúc huy động một nguồn vốn khổng lồ cho đường sắt cao tốc là điều không thể làm được.

Chỉ có cách phân kỳ đầu tư, chia ra thành nhiều đoạn, trong đó phải xác định rõ đoạn nào cần ưu tiên làm trước, đoạn nào có thể làm sau. Điều này sẽ giúp việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khả thi hơn mà cũng không gây áp lực lớn cho ngân sách” - PGS.TS Ngô Trí Long cho biết.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, đầu tư hạ tầng đường sắt cần nghiên cứu phương thức đối tác công - tư (PPP) với cơ chế rõ ràng, ổn định về chính sách. Nếu hình thức PPP được áp dụng vào dự án đường sắt, cơ quan quản lý cần thống nhất với nhà đầu tư phương án thu phí hợp lý sao cho mức thu phí không làm mất đi tính cạnh tranh về giá cước vận chuyển của đường sắt so với đường bộ.

"Đường sắt có nhược điểm là vốn đầu tư lớn và thu hồi vốn chậm. Do đó, việc huy động vốn đầu tư và triển khai các dự án đường sắt cần phải có cách làm riêng, phù hợp. Đặc biệt, phải có các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư thỏa đáng, lúc đó mới có nhiều DN quan tâm, đầu tư phát triển hạ tầng." - Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long

Theo: kinhtedothi.vn copy https://kinhtedothi.vn/sieu-du-an-duong-sat-cao-toc-bac-nam-sap-thanh-hinh.html

Tin liên quan