Theo kế hoạch, đối tượng lấy ý kiến gồm: Các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn TP.HCM; Các cơ quan nhà nước; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tại TP và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội trên địa bàn TP. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác trên địa bàn TP. Các viện nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn TP. Các chuyên gia, nhà khoa học trên địa bàn TP.
Nội dung lấy ý kiến bao gồm toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Một số vấn đề trọng tâm của dự thảo Luật cần lấy ý kiến bao gồm: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; hộ gia đình sử dụng đất.
TP.HCM chia các nội dung trọng tâm lấy ý kiến theo từng nhóm đối tượng. Cụ thể:
Nhóm các tầng lớp Nhân dân hiện đang sinh sống tại TP.HCM sẽ tập trung lấy ý kiến về: (1) các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; (2) Trình tự, thủ tục thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; (3) Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; (4) Về mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; (5) Về mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa; (6) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; (7) Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhóm các Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác trên địa bàn Thành phố sẽ tập trung lấy ý kiến về: (1) Các trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm; (2) Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; (3) Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; (4) Việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua thỏa thuận về quyền sử dụng đất; (5) Việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm; (6) Nguyên tắc xác định giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể; (7) Các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; (8) Chế độ sử dụng đất trong các khu công nghiệp.
Nhóm các cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trên địa bàn TP sẽ tập trung lấy ý kiến về: (1) Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; (2) Về người sử dụng đất, hộ gia đình sử dụng đất; (3) Căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (4) Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; (5) Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; (6) Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; (7) Việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất; (8) Việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm; (9) Nguyên tắc xác định giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể; (10) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Các nhóm vấn đề lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học: (1) Phạm vi điều chỉnh; (2) Giải thích từ ngữ; (3) Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (4) Việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm; (5) Chế độ sử dụng đất đa mục đích, đất xây dựng công trình ngầm, trên không; (6) Nguyên tắc xác định giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể.
Hình thức lấy ý kiến bao gồm góp ý trực tiếp bằng văn bản (bản giấy, thư điện tử) áp dụng cho tất cả các đối tượng lấy ý kiến. Ý kiến góp ý gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM theo địa chỉ: Số 63 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM hoặc qua hộp thư điện tử: pc.stnmt@tphcm.gov.vn; Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; Góp ý trực tiếp thông qua Cổng Thông tin điện tử TP tại địa chỉ website: www.hochiminhcity.gov.vn hoặc thông qua ứng dụng 1022 trên các nền tảng di động.
Thời gian lấy ý kiến Nhân dân Thành phố về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 3/1/2023 và kết thúc vào ngày 15/3/2023.
Liên quan đến vấn đề lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ TN&MT, Văn phòng Chính phủ rà soát, tham mưu Thủ tướng để nhắc nhở, đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan, địa phương về trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bởi hiện tại, chỉ mới có 2 Bộ và 10 tỉnh ban hành bản kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: "Việc lấy ý kiến phải đúng đối tượng, thực chất. Trong quá trình tiếp thu cần chú ý những ý kiến xác đáng, cụ thể đến từng điều khoản, nội dung trong dự thảo luật, góp phần hoàn thiện chính sách; đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm định”.
Phó Thủ tướng yêu cầu, khi lấy ý kiến nhân dân cần xác định đối tượng, nội dung trọng tâm, tổ chức nghiên cứu, tổng hợp ý kiến, đề xuất hướng tiếp thu, chỉnh lý để dự thảo luật có tính thực tiễn, khả thi, dự báo được tác động chính sách, bảo đảm các điều kiện về nhân lực, vật lực khi triển khai thực hiện.
Xuân Hưng
Báo cáo của các địa phương cho thấy, năm 2022, cả nước có 126 dự án phát triển nhà ở thương mại với 55.732 căn hộ được cấp phép (bằng khoảng 52,7% so với năm 2021).
Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý các tổ chức, cá nhân liên quan đến các vi phạm tại dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại và căn hộ để bán, cho thuê Mường Thanh...
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, năm 2022, việc cấp phép xây dựng tiếp tục được thành phố phân cấp cho các quận, huyện, thị xã.
Theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, trong năm 2022, TP. Hà Nội đã tổ chức kiểm định xong 126 tòa nhà chung cư cũ trên địa bàn.
Cử tri kiến nghị Bộ GTVT cho chủ trương xây dựng Cảng hàng không Phù Cát thành Cảng hàng không quốc tế để sớm được đưa vào khai thác hiệu quả, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh.
Phú Quốc thu hút mọi ánh đèn sân khấu, khi Sun Group cho ra mắt 2 “siêu phẩm” Cầu Hôn và show diễn đa phương tiện trên mặt biển lớn nhất châu Á Kiss The Stars.
Mặc dù việc phát triển nhà ở xã hội đã đạt được một số kết quả quan trọng, tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, nguồn vốn ưu đãi, lợi nhuận...chưa hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa công khai danh sách 67 căn hộ đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở (sổ đỏ/sổ hồng) và số lượng căn hộ được phép bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu tại mỗi dự án.
Theo Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), tính đến ngày 21/12, chỉ có 1 dự án nhà ở xã hội hoàn thành và đưa vào sử dụng tại thành phố Thủ Đức với quy mô 260 căn.
Sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, Công ty TNHH MTV Việt Mỹ Hạ Long chưa hoàn thành các thủ tục về lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thủ tục về đất đai, cấp giấy phép xây dựng công trình theo chủ trương đầu tư được phê duyệt.