Sáng 26/4, Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên.
Tại đây, ông Dương Công Minh - Chủ tịch ngân hàng dành nhiều thời gian chia sẻ với cổ đông, mở đầu bằng việc phản hồi các tin đồn gần đây.
Các cổ đông đều rất quan tâm và trông chờ ông Minh trực tiếp đính chính về tin đồn bị cấm xuất cảnh do liên quan tới Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan.
Ông Dương Công Minh nói bản thân hiện là cổ đông lớn nhất của Sacombank, là đại diện và Chủ tịch Sacombank. Tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông, sẽ ảnh hưởng tới ngân hàng, qua đó ảnh hưởng quyền lợi cổ đông.
"Tôi không liên quan gì tới bà Trương Mỹ Lan và cũng không liên quan tới các vụ việc của bà ấy. Vụ việc của bà Lan đã được kết luận điều tra, có cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát và đã được Toà án xử lý. Tôi không liên quan một câu, một chữ, một dấu chấm, một dấu phẩy nào trong kết luận điều tra vụ án này", ông Minh khẳng định, cho rằng đây là tin đồn xuất phát từ hiềm khích cá nhân.
Vị chủ tịch cũng lý giải tin đồn xuất phát từ một cá nhân tên Đặng Tất Thắng trên mạng xã hội. “Người này thậm chí còn dám giả mạo quyết định của Bộ Công an về việc cấm xuất cảnh tôi, thì theo cổ đông có đáng tin hay không”, ông nói.
Ông Dương Công Minh cho biết, mâu thuẫn giữa ông và cá nhân này xuất phát từ khi Sacombank cho Bamboo Airways vay vốn, sau khi ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT FLC), bị khởi tố và bắt tạm giam, ông Minh phải tham gia vào Ban cố vấn để giúp Bamboo Airways tái cơ cấu, mục tiêu chính là để giải quyết khoản tín dụng Sacombank đã cấp cho hãng bay này.
“Khi đó ông Thắng có đề nghị tôi tìm nhà đầu tư mới hộ và đòi 200 tỷ đồng cho cá nhân, nhưng sau đó gia đình ông Quyết đã cho ông Thắng nghỉ trước khi nhà đầu tư mới vào đầu tư”, ông Dương Công Minh nói và cho biết sau đó đã đề nghị ông Thắng làm việc với các nhà đầu tư mới của Bamboo Airways. Tuy nhiên, các nhà đầu tư mới đã không đồng ý làm việc cùng ông Thắng.
“Từ đó ông Thắng mới nghĩ tôi làm mất quyền lợi của ông ấy, đâm ra thù ghét, sau đó đã nói xấu tôi một lần trên mạng xã hội và bị cơ quan quản lý xử phạt, phải xin lỗi. Sau đó lại bịa đặt thông tin về tôi”, Chủ tịch Sacombank phân trần.
Ông Minh nhấn mạnh: "Tôi khẳng định 100% không liên quan bà Trương Mỹ Lan, không liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát. Nếu có liên quan làm sao giờ này tôi vẫn ngồi ở đây”.
Tại Đại hội, nhiều vấn đề khác về cổ tức, hành trình tái cơ cấu, kết quả kinh doanh... của Sacombank cũng được cổ đông quan tâm.
Sacombank vẫn chưa hoàn tất quá trình tái cơ cấu do "nút thắt" duy nhất liên quan đến khoản nợ của ông Trầm Bê được thế chấp tại Sacombank.
Theo phương án phân phối lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Sacombank sau khi trích lập các quỹ còn 5.716 tỷ đồng. Lợi nhuận hợp nhất giữ lại của các năm trước là 12.670 tỷ đồng. Theo đó, lũy kế lợi nhuận hợp nhất giữ lại của Sacombank là 18.387 tỷ đồng. Nhưng như các năm trước, Sacombank vẫn chưa thể chia cổ tức trong năm nay.
Vướng mắc duy nhất khiến chưa hoàn tất cơ cấu, cũng như trả cổ tức là do còn khoản nợ xấu của ông Trầm Bê. Sacombank đã trình Ngân hàng Nhà nước cho phép bán đấu giá, khi bán xong khoản này mới khôi phục lại vốn.
Năm 2024, Sacombank đặt mục tiêu tổng tài sản 724.100 tỷ đồng, tăng 10%. Nguồn vốn huy động tăng 10% lên 636.600 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng dự kiến tăng 11% đạt 535.800 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Lợi nhuận trước thuế tăng 10% lên 10.600 tỷ đồng.
Ông Dương Công Minh sinh năm 1960 tại Bắc Ninh, là cử nhân kinh tế (Đại học Kinh tế Quốc dân). Những năm 1984-1993, ông là sỹ quan công ty xuất nhập khẩu thuộc Bộ Quốc phòng. Giai đoạn 1994-1997, ông là Giám đốc xí nghiệp xây dựng - Công ty Thanh Bình cũng thuộc Bộ Quốc phòng. Sau đó, ông Minh giữ vai trò đứng đầu tại Công ty Cổ phần Him Lam và một số công ty khác.
Trước khi tham gia HĐQT Sacombank, ông Minh từng là Chủ tịch HĐQT một nhà băng khác là LienVietPostBank (hiện tại là LPBank) trong nhiều năm. Sau đó, ông thoái toàn bộ gần 15% vốn cổ phần của Him Lam tại nhà băng này.
Ông Minh được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT Sacombank năm 2017. Đầu năm 2018, ông rút khỏi Him Lam và ba công ty khác để tập trung cho quá trình tái cơ cấu ngân hàng này.
Hiện ngân hàng đã làm thủ tục theo quy định của Nhà nước, cơ bản các bước tiến độ tiếp theo được cơ quan thành phố chấp thuận theo quy định. Trong năm nay ngân hàng sẽ khởi công xây dựng và khoảng 3 năm nữa, SHB có trụ sở mới.
Khách hàng doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng, gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước đã có thông báo tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng gửi các tổ chức tín dụng doanh nghiệp tham gia đấu thầu vàng.
Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025.
Chỉ có 2 đơn vị bỏ thầu với khối lượng trúng là 3.400 lượng, tức chiếm 20% so với quy mô 16.800 lượng chào thầu của Ngân hàng Nhà nước trong phiên đấu thầu vàng đầu tiên sau 11 năm.
Liên quan đến khoản cấp tín dụng cho Vinahud là 1.900 tỷ đồng, trong khi công ty này đang lỗ luỹ kế 200 tỷ đồng, CEO Nguyễn Hưng nói rằng các khoản cấp tín dụng của TPBank đủ điều kiện cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và pháp luật hiện hành.
Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt giải thưởng Sao Khuê 2024.
Chỉ còn cách phiên đấu thầu vàng miếng 1 giờ, Ngân hàng Nhà nước gửi thông báo dời lịch đấu thầu vàng miếng 1 ngày.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được yêu cầu tiếp tục chỉ đạo giảm mặt bằng lãi suất cho vay; thúc đẩy giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay đối với chủ đầu tư, người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội…
Kết thúc quý I/2024, BAC A Bank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 338,6 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ năm trước.