Sáng 27/9, Uỷ ban Kinh tế đã thực hiện thẩm tra tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, Báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ, hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Trình bày tờ trình Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung khái quát, tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Trên cơ sở kết quả của 8 tháng, ước cả năm 2023, ít nhất có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra. Riêng chỉ tiêu GDP, theo báo cáo là “phấn đấu mức cao nhất”. CPI được dự kiến sẽ vượt, ước thực hiện 3,5%/4,5%.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung phát biểu. |
Kết quả nổi bật được nhất về kinh tế 8 tháng năm 2023 là kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giảm dần qua hàng tháng; bình quân 8 tháng tăng 3,1% .
Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất, tỷ giá, hạn mức tăng trưởng tín dụng được điều hành phù hợp, hướng tín dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên.
Mặt bằng lãi suất giảm tích cực, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới giảm khoảng 1,0% so với cuối năm 2022 ; thị trường ngoại tệ trong nước và tỷ giá diễn biến tương đối ổn định, thanh khoản thị trường được duy trì, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ.
Thu ngân sách nhà nước 8 tháng ước đạt 69,4% dự toán, phấn đấu cả năm đạt 100% dự toán được giao trong khi thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu duy trì xu hướng tháng sau tăng so với tháng trước; cán cân thương mại 8 tháng năm 2023, xuất siêu 20,19 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu là 1,34 tỷ USD) góp phần bảo đảm cán cân thanh toán, hỗ trợ cân đối cung cầu ngoại tệ; cả năm 2023 ước xuất siêu 14,4 tỷ USD. An ninh năng lượng (điện, xăng, dầu), lương thực, thực phẩm được bảo đảm; thị trường lao động phục hồi nhanh, cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, là một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 8 đạt 42,35% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2022 (39,15%), về số tuyệt đối cao hơn gần 87.000 tỷ đồng. Tổng vốn FDI đăng ký 8 tháng đạt 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ, vốn FDI thực hiện đạt 13,1 tỷ USD, tăng 1,3%. Tình hình phát triển doanh nghiệp ngày càng tích cực hơn; tính chung 8 tháng có 149,4 nghìn doanh nghiệp gia nhập thị trường. Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam .
Tuy nhiên tờ trình của Chính phủ cũng nêu rõ những hạn chế, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; nhu cầu thị trường trong nước bị thu hẹp, xuất khẩu sang các thị trường chủ lực đều giảm so với cùng kỳ;
Tiếp cận tín dụng còn khó khăn, tăng trưởng tín dụng đạt thấp, nợ xấu có xu hướng tăng, các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro; việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước còn gặp nhiều khó khăn.
Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư cho biết có 15 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, dựa trên chỉ tiêu 5 năm 2021 - 2025 Quốc hội đã thông qua.Trong đó, Tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 USD; Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%-24,2%; (4) Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4-4,5%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8%-5,3%...
Theo đánh giá của Chỉnh phủ, năm 2024 là năm thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng dự báo nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí còn nhiều hơn cả năm 2023, theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong bối cảnh này, mục tiêu của kế hoạch năm 2024 được xác định tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh, tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.
Xuân Hưng
Trái phiếu phát hành ra công chúng 2022 - đợt 3 của Bac A Bank là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm.
Sau khi miệt mài thông báo đấu giá đến lần thứ 3, thứ 4 nhưng các bất động sản có giá trị tới hàng trăm tỷ đồng thuộc Tổ hợp du lịch, giải trí tại Phú Quốc của Tân Hoàng Minh vẫn chưa có chủ mới, Agribank vừa quyết định đem tòa nhà “đất vàng” của Tập đoàn Tân Hoàng Minh ở Hà Nội ra đấu giá để thu hồi nợ.
Theo công bố thông tin từ HNX, trong tháng 8/2023 có 5 ngân hàng thực hiện 9 đợt mua lại trái phiếu trước hạn. Trong đó, OCB chính là ngân hàng mua lại trái phiếu trước hạn nhiều nhất với 3.000 tỷ đồng, chia làm 3 đợt.
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện 7 nhóm nội dung hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy là 9,26 tỷ đồng.
9 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn đạt 169.840 tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2022). Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu về giá trị mua lại, chiếm 51.7% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng 87.838 tỷ đồng).
Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, việc điều hành chính sách tiền tệ của các quốc gia khác trên thế giới đã ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam.
Đến thời điểm hiện tại toàn bộ nhóm big 4 ngân hàng quốc doanh, gồm: VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank đều đã giảm lãi suất huy động cao nhất xuống còn 5,5%/năm - ngang mức thấp lịch sử ghi nhận trong giai đoạn Covid-19.
Các ngân hàng quốc doanh Agribank và Vietcombank đã tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động với mức giảm từ 0,2 - 0,3 điểm % ở nhiều kỳ hạn.
Hiện lãi suất của thị trường liên ngân hàng đối với các giao dịch bằng VND tại các kỳ hạn có xu hướng biến động trái chiều so với tuần trước đó.
Một nhóm các doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp cận được với nguồn vốn, đủ khả năng để hấp thụ nguồn vốn lại đang bị vướng mắc về pháp lý. Một nhóm các doanh nghiệp đã sẵn sàng để tiếp cận với nguồn vốn lại gặp khó khăn do khó hấp thụ vì lãi suất vẫn đang ở ngưỡng cao so với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp….