Thông tin được UBND TP. Hà Nội cho biết tại Báo cáo gửi HĐND thành phố về kết quả thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
99% dự án chậm triển khai đã được xử lý
Tại báo cáo trên, UBND Hà Nội cho biết, thành phố xác định công tác xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục; đã xây dựng kế hoạch thực hiện, tập trung rà soát số lượng và tổ chức xử lý có trọng tâm, trọng điểm đối với 712 dự án.
Kết quả chỉ đạo xử lý lũy kế đến ngày 15/6/2024 (dự kiến kết quả thực hiện đến hết tháng 6/2024) là 705 dự án (chiếm 99% tổng số 712 dự án) với tổng diện tích 11.345 ha đất đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và chỉ đạo xử lý, giao các đơn vị tiếp tục giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa đất vào sử dụng.
Còn lại 7 dự án (chiếm 1% tổng số 712 dự án) với tổng diện tích 88,5 ha đất, đã có quyết định chủ trương nhưng chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục rà soát để đề xuất phương án xử lý.
Cụ thể, trong tổng số 712 dự án đã có 410 dự án với tổng diện tích 9089,5 ha đất được đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai, tiếp tục giám sát theo quy định của pháp luật, tăng 80 dự án so với cuối năm 2023 (330 dự án).
Trong đó: 12 dự án được đề nghị loại bỏ khỏi danh sách do trùng lặp, nhà đầu tư đề xuất nghiên cứu khi chưa có ý kiến của UBND Thành phố. 155 dự án sau thanh tra, kiểm tra, chủ đầu tư đã chủ động khắc phục các tồn tại, đề nghị đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai.
153 dự án đã thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động dự án, dừng triển khai hoặc chấm dứt việc giao chủ đầu tư nghiên cứu lập quy hoạch theo quy định.
44 dự án nhà đầu tư đang triển khai thực hiện theo tiến độ và quy định pháp luật đầu tư. 19 dự án các sở, ngành, UBND các quận và nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật, chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan về quy hoạch, tài chính, đất đai, đấu giá...
9 dự án sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ vướng mắc đối với các dự án nhà ở thương mại (vướng mắc khi thực hiện theo quy định tại Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ), việc triển khai thủ tục về đầu tư của dự án (điều chỉnh, chấm dứt dự án đầu tư...) theo quy định pháp luật hiện hành (UBND Thành phố đã có Văn bản số 80/BC-UBND ngày 26/3/2024 báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về thực trạng và giải pháp thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với đất khác).
295 dự án còn lại với tổng diện tích 2255 ha đất đã có chỉ đạo thực hiện, tiếp tục giám sát, đôn đốc và tổ chức hậu kiểm sau thời gian gia hạn 24 tháng, thời gian kéo dài gia hạn 24 tháng do nguyên nhân bất khả kháng dịch bệnh Covid19 theo quy định của pháp luật. Kết quả 6 tháng đầu năm 2024 đã giảm 55 dự án so với cuối năm 2023 (350 dự án).
20 quận, huyện đang có dự án chậm triển khai, vi phạm
Đề cập đến kết quả tiếp tục rà soát các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn, báo cáo cho biết, UBND các quận, huyện, thị xã đã tiếp tục rà soát các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn để tiếp tục đề nghị xử lý đối với 117 dự án nằm ngoài danh sách nêu tại Báo cáo số 451/BC-UBND ngày 28/11/2023 của UBND Thành phố. Trong số này, có 60 dự án chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và 57 dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo đó, 20 quận, huyện có dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm, gồm: Hoài Đức (3 dự án), Nam Từ Liêm (12 dự án), Bắc Từ Liêm (6 dự án), Sóc Sơn (9 dự án), Đống Đa (1 dự án), Thanh Xuân (2 dự án), Hà Đông (12 dự án), Hoàng Mai (6 dự án), Thạch Thất (19 dự án), Phúc Thọ (1 dự án), Đan Phượng (1 dự án), Cầu Giấy (1 dự án), Thanh Oai (2 dự án), Quốc Oai (1 dự án), Ba Vì (6 dự án), Thanh Trì (6 dự án), Gia Lâm (1 dự án), Mỹ Đức (1 dự án), Tây Hồ (3 dự án), Long Biên (24 dự án).
10 quận, huyện, thị xã không có dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm, gồm: Đông Anh, Mê Linh, Thường Tín, Ba Đình, Chương Mỹ, Ứng Hoà, Hai Bà Trưng, Phú Xuyên, Hoàn Kiếm, Sơn Tây.
“UBND Thành phố đã có Văn bản số 7540/VP-TNMT ngày 24/6/2024 phân công nhiệm vụ cho các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì kiểm tra, thanh tra, xử lý đối với 117 đự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai theo đề xuất mới của UBND các quận, huyện, thị xã theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, báo cáo kết quả trước ngày 15/8/2024”, báo cáo cho biết./.
Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ký ban hành Quyết định số 3186/QĐ-UBND ngày 20/6/2024 về việc phê duyệt đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500 tại lô đất H2CC2.
Mặc dù dự án chỉ có một tầng hầm, tuy nhiên khi trao đổi với khách hàng, các môi giới đều cho rằng, tỷ lệ đỗ xe sẽ đảm bảo trên 80% bởi vì có thêm giá nâng xe cơ học tại mỗi chỗ đỗ. Ngoài ra, dự án còn nằm cạnh 2 tòa để xe ô tô nổi của Vinhome Smart City nên chỗ đỗ ô tô không phải là vấn đề.
Nhiều khu đô thị, khu nhà ở xã hội, khu dân cư… có tổng mức đầu tư lên tới cả chục nghìn tỷ đồng tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư đăng ký; trong đó, nhiều doanh nghiệp lớn được “trao tay” dự án nghìn tỷ.
Theo phê duyệt, dự án Khu đô thị Nghi Liên có diện tích hơn 103,6 ha, trong đó, đất nhà ở liền kề hơn 18,7 ha (gồm 569 lô); đất biệt thự 3,1 ha (58 lô); đất nhà ở xã hội 7,09 ha; đất tái định cư hơn 1,03 ha; đất nhà chung cư hỗn hợp hơn 5,99 ha…
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành một số quyết định về việc quy định khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở tại 4 dự án khu đô thị thuộc TP. Bắc Giang.
Hiện việc lập quy hoạch chi tiết dự án phát sinh kinh phí rất lớn nên tỉnh đề nghị nhà đầu tư cùng đồng hành hỗ trợ kinh phí để huyện tiếp tục triển khai thực hiện.
Quy định trên được đưa ra nhằm hạn chế tình trạng chủ đầu tư các dự án đua nhau gắn mác “cao cấp”, “siêu sang” cho dự án để đẩy giá bán tăng cao.
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam vừa thống nhất với đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc điều chỉnh tiến độ dự án Malibu MGM của Công ty TNHH Indochina Hội An Beach Villas do vướng giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trước đây dự án được trao cho Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung, nay được điều chỉnh nhà đầu tư thành Công ty TNHH đầu tư khai thác hạ tầng khu công nghiệp số 3 Nghi Sơn.
Bộ Xây dựng được yêu cầu tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan phát huy hiệu quả của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản, nhất là các vấn đề liên quan đến pháp lý, quy hoạch… tạo chuyển biến trong 6 tháng cuối năm.