Mới đây, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đã công bố biểu lãi suất mới về việc điều chỉnh tăng lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng thêm 0,1 điểm phần trăm, lên mức 2,6%/năm. Điều đáng nói, trong lần điều chỉnh này của VIB thì đây là kỳ hạn duy nhất thay đổi.
Ngân hàng giữ nguyên mức lãi suất huy động tiền gửi trực tuyến đối với các kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 2 tháng là 2,6%/năm, kỳ hạn 3-5 tháng là 2,8%/năm, từ 6-11 tháng là 4%/năm, từ 15-18 tháng là 4,8%/năm, và từ 24-36 tháng là 5%/năm.
Ngoài VIB, trước đó cũng có 6 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động ngay từ đầu tháng 4, trong đó có Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Mới đây, VPBank đã công bố biểu lãi suất huy động mới, được áp dụng chính thức từ ngày 10/4. Cụ thể, ngân hàng này đã tăng thêm 0,3 điểm % lãi suất huy động với các kỳ hạn từ 12 cho đến 36 tháng.
Được biết, đây là lần điều chỉnh tăng lãi suất huy động thứ hai của ngân hàng này trong vòng nửa tháng qua. Trước đó, ngân hàng này đã đồng loạt tăng lãi suất tiết kiệm đối với mọi kỳ hạn kể từ ngày 27/3. Đáng chú ý, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đã được điều chỉnh tăng nhẹ 0,1 điểm %. Ngoài ra, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 2 đến 36 tháng cũng tăng 0,2 điểm %.
Từ ngày 10/4, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLongBank) đã chính thức điều chỉnh tăng thêm 0,2 điểm % lãi suất đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn từ 6-36 tháng.
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động 0,1-0,2 điểm % đối với các kỳ hạn 4 và 5 tháng, song lãi suất kỳ hạn 1 tháng lại điều chỉnh giảm với mức giảm 0,1 điểm %.
Kể từ ngày 9/4, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã chính thức áp dụng biểu lãi suất huy động mới. Đối với hình thức gửi tiền trực tuyến - sản phẩm có lãi suất cao nhất của ngân hàng này, Eximbank đã điều chỉnh tăng lãi suất đối với kỳ hạn 6-9 tháng thêm 0,2 điểm % và đạt mức 4,1%/năm.
Trong khi đó, lãi suất cho các kỳ hạn 1-3 tháng lại giảm 0,1 điểm %, xuống mức lần lượt 3% cho kỳ hạn 1 tháng, 3,2% cho kỳ hạn 2 tháng và cuối cùng là 3,3% cho kỳ hạn 3 tháng.
Mới tuần trước, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã đồng loạt tăng lãi suất huy động với kỳ hạn 6-11 tháng thêm 0,2 điểm % và lên mức 4,1%/năm. Ngoài ra, lãi suất huy động trực tuyến với những kỳ hạn 12-36 tháng cũng đã được MSB điều chỉnh tăng thêm 0,2 điểm % lên mức 4,5%/năm.
Mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) đã điều chỉnh lãi suất tiết kiệm kể từ ngày 4/4. Cụ thể, nhà băng này đã điều chỉnh tăng 0,2 điểm % lãi suất tiết kiệm với những kỳ hạn 12-18 tháng, những kỳ hạn khác vẫn giữ nguyên lãi suất.
Như vậy, kể từ đầu tháng 4/2024 cho đến nay, đã có tổng cộng 7 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động, bao gồm VIB, NCB, VPBank, Kienlongbank, HDBank, Eximbank và MSB. Trong khi đó, có 10 ngân hàng đã giảm lãi suất huy động là Vietcombank, PGBank, SCB, Techcombank, ABBank cùng Dong A Bank, Viet A Bank, Nam A Bank, Eximbank và NCB (riêng Eximbank cùng với NCB đã tăng ở một số kỳ hạn, đồng thời giảm ở các kỳ hạn khác).
Tháng 3 vừa qua, một số ngân hàng cũng đã điều chỉnh tăng lãi suất, đó là: VPBank, Eximbank, SHB cùng Saigonbank. Ngược lại, trong thời điểm này đã có hơn 20 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động.
Trong bối cảnh lãi suất huy động vẫn đang được duy trì ở mức thấp trong những tháng đầu năm nay, dòng tiền gửi vào của người dân đã có phần chững lại. Theo số liệu mới đây của Tổng cục Thống kê (GSO), huy động vốn của các tổ chức tín dụng tính đến ngày 25/3 đã giảm 0,76% so với thời điểm cuối năm 2023. Xu hướng này đi cùng với việc tăng trưởng tín dụng hồi phục, khiến nhiều ngân hàng rục rịch tăng lãi suất huy động trở lại để đảm bảo cân đối nguồn vốn.
Liên quan đến vấn đề này, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, việc một số nhà băng điều chỉnh lãi suất huy động trái chiều đi cùng xu hướng tăng dần của lãi suất liên ngân hàng cũng như lợi suất trái phiếu chính phủ có thể mang hàm ý về việc lãi suất huy động sẽ tăng dần kể từ quý II năm nay.
Chứng khoán MB (MBS) cũng nhận định trong một báo cáo phân tích mới công bố rằng, lãi suất đầu vào nhiều khả năng sẽ tạo đáy trong quý II/2024, sau đó sẽ cải thiện nhẹ trong bối cảnh khả năng kinh tế hồi phục cộng thêm tín dụng dần cải thiện. Theo dự kiến của MBS, lãi suất huy động sẽ tăng trong khoảng 0,3-0,5 điểm %, sau đó sẽ tiến dần về mức lãi suất hồi đầu năm trong bối cảnh một số ngân hàng đã cho thấy có sự điều chỉnh huy động trái chiều diễn ra trong tháng 3 vừa qua./.
Nhiều nhà đầu tư kinh nghiệm trên thị trường nhận định rằng, sóng cổ phiếu bất động sản sẽ sớm xuất hiện.
Sau một khoảng thời gian "im hơi lặng sóng", giá vàng trong nước kể từ đầu tháng 4 biến động liên tục, đặc biệt là giá vàng nhẫn đã lập kỷ lục không ngừng, khiến người tiêu dùng và nhà đầu tư vô cùng sốc.
Sau một năm kinh doanh, cổ đông NCB chắc chắn mong chờ các giải pháp được đưa ra từ phía Ban lãnh đạo ngân hàng tại ĐHĐCĐ thường niên được tổ chức tới đây.
Ngày 27/4 tới, Ngân hàng TMCP Bắc Á - Bac A Bank sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024.
Chia sẻ thêm về cơ hội khi "lướt sóng" giá vàng, đa số các chuyên gia kinh tế khuyến nghị nhà đầu tư nên cẩn trọng. Nguyên nhân bởi, giá vàng có thể sẽ chịu tác động mạnh từ sự thay đổi về chính sách.
Câu chuyện vay nợ mua nhà tùy vào mục tiêu của từng cá nhân hoặc gia đình. Còn với Tuyết Mai, khi tậu những tài sản lớn, cần có mục tiêu rõ ràng cụ thể về mong muốn. Từ đó, lên kế hoạch cũng như phương án tiết kiệm để tối ưu tài chính.
Nhận trách nhiệm trước cổ đông, ông Đào Mạnh Kháng - Chủ tịch HĐQT ngân hàng cho biết, lợi nhuận trước thuế năm 2023 chưa đạt kế hoạch một phần là do công tác dự báo, lập kế hoạch chưa sát thực tế.
Thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay qua thẻ tín dụng của nhóm Big4 ngân hàng vẫn đang ở mức thấp hơn so với phần còn lại. Đáng chú ý, mức lãi suất thẻ tín dụng 13%/năm của Agribank đang được coi là thấp nhất trên thị trường hiện nay.
Crystal Bay báo lãi sau thuế vượt lên mức 101 tỷ đồng trong năm 2023, tăng vọt so với kết quả lỗ hơn 94 tỷ đồng trong năm liền trước.
3 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp bất động sản đã chi ra 10.468 tỷ đồng mua lại trái phiếu và trở thành nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn.