Thứ 3 ngày 5 tháng 11 năm 2024 / 17:44

Đi ngược xu thế chung, nhiều ngân hàng tăng mạnh lượng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu có nhiều biến động cùng những thông tin kém lạc quan, đã có sự dịch chuyển dòng vốn tại một số ngân hàng từ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sang lĩnh vực khác. Dù vậy, vẫn có nhiều thành viên đi ngược xu hướng trên.

Đi ngược xu thế chung | nhiều ngân hàng tăng mạnh lượng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ |

Đi ngược xu thế chung, nhiều ngân hàng tăng mạnh lượng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ

|

thị trường

|

doanh nghiệp

|

tiêu điểm

|

quy hoạch

|

hạ tầng

|

dự án

|

tài chính

|

Theo số liệu từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, trong năm 2022, tổng giá trị phát hành trái phiếu trong nước đạt gần 255,2 nghìn tỷ đồng, giảm tới 66% so với năm 2021. Dư nợ TPDN chiếm khoảng 12% tổng dư nợ của cả nền kinh tế, tăng 11,3% so với cuối năm 2021.

Trong đó, ngân hàng là nhóm phát hành lớn nhất, với 136.772 tỷ đồng, chiếm 53,6% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành. Nhóm bất động sản đứng vị trí thứ hai với 51.979 tỷ đồng, chiếm khoảng 20,4%.

Trong khi đó, trên thị trường sơ cấp, các ngân hàng và công ty chứng khoán vẫn là những nhà đầu tư lớn nhất, đang nắm một lượng lớn TPDN, trong đó chiếm tỷ lệ cao là của các doanh nghiệp bất động sản.

Khảo sát của chúng tôi cho thấy, đến cuối năm 2022, 27 ngân hàng niêm yết đang nắm giữ khoảng hơn 215 nghìn tỷ đồng TPDN, giảm khoảng 11% so với cuối năm trước, trong đó có 14 thành viên ghi nhận lượng trái phiếu nắm giữ giảm trong năm qua. Nhiều thành viên thậm chí đã “xả” hết lượng TPDN nắm giữ trên bảng cân đối kế toán của mình như LienVietPostBank, ACB, Eximbank, Vietcapitalbank, PGBank, Saigonbank, NCB,…

Nguồn: BCTC quý 4/2022 của các NHTM, Trung Kiên tổng hợp.

Với những ngân hàng vẫn đang còn nắm giữ, SeABank là một trong những thành viên ghi nhận lượng TPDN giảm mạnh nhất trong năm qua với mức giảm tới hơn 84%, từ 6.120 tỷ đồng cuối năm 2021 xuống còn 965 tỷ đồng khi kết thúc năm 2022.

Tương tự, tại VietinBank, lượng TPDN nắm giữ giảm từ 9.979 tỷ đồng xuống còn 4.679 tỷ đồng, tương đương mức giảm hơn 53% trong vòng 1 năm qua.

Một số ngân hàng khác cũng ghi nhận lượng TPDN giảm mạnh trong năm qua như VietBank (-36,4%), Baovietbank (-38,3%), HDBank (-57,9%),…

Dù vậy, một số thành viên vẫn đi ngược xu thế chung khi ghi nhận lượng TPDN nắm giữ tăng vọt trong năm qua.

SHB là một ví dụ. Chỉ trong một năm qua, lượng TPDN ngân hàng này nắm giữ đã tăng gấp tới hơn 2 lần, từ 6.097 tỷ đồng lên 13.185 tỷ đồng. Tương tự, OCB cũng tăng gần gấp đôi lượng TPDN, lên 2.989 tỷ đồng, BacABank tăng tới gần 70% lượng trái phiếu năm giữ vào cuối năm 2022, lên 3.730 tỷ đồng….

Xét về giá trị tuyệt đối, MB đã vươn lên trở thành ngân hàng đứng đầu hệ thống về số lượng TPDN nắm giữ khi lượng TPDN nắm giữ đến cuối năm 2022 đã lên tới 46.869 tỷ đồng, tăng 4.500 tỷ đồng, tương đương 10,6% so với con số cuối năm 2021. Lượng trái phiếu này đang chiếm tỷ trọng 6,43% trong tổng tài sản của ngân hàng.

Trong khi đó, Techcombank lui về vị trí thứ hai, với lượng trái phiếu doanh nghiệp trị giá 41.015 tỷ đồng, giảm 34,5% so với năm trước, chiếm gần 5,9% tổng tài sản, giảm mạnh so với tỷ trọng tới 11% hồi cuối năm trước.

VPBank, TPBank, SHB, BIDV và Vietcombank cũng là những ngân hàng đang nắm lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp, với giá trị trên 10.000 tỷ đồng ở mỗi thành viên.

Riêng ABBank, do ở kỳ báo cáo cuối năm 2022 ngân hàng không tách bạch rõ khoản mục Chứng khoán đầu tư ở mục Thuyết minh nên chưa rõ con số cụ thể lượng TPDN mà ngân hàng nắm giữ.

Con số cập nhật mới nhất của ngân hàng đến cuối tháng 6/2022, ABBank đang nắm tổng cộng 6.359 tỷ đồng TPDN, giảm 33% so với cuối năm trước, tuy nhiên, vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản ngân hàng, ở mức 4,9%.

Nguồn: BCTC quý 4/2022 của các NHTM, Trung Kiên tổng hợp.

Xét về tỷ trọng TPDN/tổng tài sản, BaoVietBank đang dẫn đầu hệ thống với việc lượng TPND nắm giữ chiếm tới gần 9,8% tổng tài sản. TPBank đứng thứ 2 với tỷ trọng 6,6%, tại MB là 6,4%, Techcombank là gần 5,9%, VPBank 5,2%,…

Trong Báo cáo "Nhìn lại 2022 & Triển vọng thị trường vốn 2023" mới công bố, các chuyên gia tại FiinRatings đánh giá, danh mục TPDN của một số ngân hàng đang tiềm ẩn rủi ro tín dụng khi thị trường đã xuất hiện một số trường hợp chậm trả lãi và gốc trái phiếu.

"Mặc dù chỉ chiếm khoảng 2,2% tổng tài sản sinh lời của các ngân hàng, nhưng khi trái phiếu doanh nghiệp bị "nhảy" nhóm nợ cũng sẽ làm các khoản vay khác của doanh nghiệp đó tại các ngân hàng khác bị phân loại vào nhóm có chất lượng nợ thấp hơn, gia tăng tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống", các chuyên gia nhận định.

Trước đó, để đảm bảo sự phát triển lành mạnh bền vững của thị trường TPDN cũng như của hệ thống các TCTD, hồi đầu tháng 11/2021, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 16/2021/TT- NHNN thay thế Thông tư số 22/2016/TT-NHNN và Thông tư số 15/2018/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp.

Trong đó, một trong những điểm quan trọng của Thông tư này tập trung vào việc đưa ra quy định chi tiết về trường hợp TCTD không được phép mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích để tái cơ cấu nợ; góp vốn/mua cổ phần tại các doanh nghiệp khác; tăng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp phát hành.

Đồng thời, Thông tư cũng quy định TCTD chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi TCTD đó có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất.

Sự ra đời của Thông tư được kỳ vọng giúp tăng cường kiểm soát chặt chẽ trong giao dịch trái phiếu doanh nghiệp, quản trị hoạt động và hoạt động cấp tín dụng tổng chung.

Theo: Nhipsongthoidai copy https://nhipsongthoidai.com.vn/di-nguoc-xu-the-chung-nhieu-ngan-hang-tang-manh-luong-tpdn-nam-giu-367.htm

Tin liên quan