Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2024 / 9:7

Vì sao TPBank “nỗ lực” mua lại 6 lô trái phiếu trước hạn trong 9 tháng đầu năm?

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong 9 tháng đầu năm, TPBank đã mua lại 6 lô trái phiếu trước hạn với giá trị 5.650 tỷ đồng.

Vì sao TPBank “nỗ lực” mua lại 6 lô trái phiếu trước hạn trong 9 tháng đầu năm? |

Vì sao TPBank “nỗ lực” mua lại 6 lô trái phiếu trước hạn trong 9 tháng đầu năm?

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

“Ráo riết” mua lại trái phiếu trước hạn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, có hiệu lực từ ngày 16/9/2022.

h1n.jpg

Theo đó, mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Nghị định bổ sung quy định doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu trước hạn bắt buộc khi vi phạm phương án phát hành (trong đó có phương án sử dụng vốn) hoặc vi phạm pháp luật; trước và sau khi phát hành phải có công bố thông tin về khả năng bảo đảm thanh toán, báo cáo kiểm toán tình hình tài chính và kiểm toán tình hình sử dụng vốn theo mục đích phát hành đã được công bố.

Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải bảo đảm đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.

Đáng chú ý trước khi Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) đã mua lại 5 lô trái phiếu với giá trị 4.900 tỷ đồng.

Cụ thể, theo HNX, ngày 18/4/2022, TPBank đã mua lại trước hạn toàn bộ lô trái phiếu TPBANKBOND_A4_160420_3Y_2 có giá trị 800 tỷ đồng. Lô trái phiếu này được phát hành ngày 16/4/2020 và đáo hạn ngày 16/4/2023.

Ngày 5/5/2022, TPBank tiếp tục mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn mã TPBL2124001 ngày phát hành 5/5/2021 và đáo hạn ngày 5/5/2024.

Đến tháng 6/2022, ngân hàng này cũng mua lại trước hạn toàn bộ 3 lô trái phiếu gồm các mã TPBL2124007, TPBL2124008, TPBL2124009. Ba lô trái phiếu được TPBank phát hành lần lượt vào ngày 23/6/2021, 28/6/2021, 29/6/2021 và đáo hạn lần lượt vào ngày 23/6/2024, 28/6/2024, 29/6/2024 với tổng giá trị 3.100 tỷ đồng.

Và sau khi Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực, ngày 29/9/2022, TPBank đã mua lại lô trái phiếu TPBL2124015, ngày phát hành là 29/9/2021 và đáo hạn ngày 29/9/2024 với giá trị 750 tỷ đồng.

Cả 6 lô trái phiếu mà TPBank mua lại toàn bộ trước hạn là loại trái phiếu không chuyển đổi, không phải là nợ thứ cấp, không có bảo đảm bằng tài sản và không kèm theo chứng quyền. Trái phiếu của TPBank có kỳ hạn 3 năm, được phát hành với mục đích phát triển hoạt động kinh doanh của TPBank với lãi suất chủ yếu 3%/năm.

Trước đó, trong năm 2021, TPBank cũng mua lại toàn bộ 7 lô trái phiếu với tổng giá trị 4.400 tỷ đồng.

Nợ trái phiếu hơn 26.000 tỷ đồng

Mặc dù “nỗ lực” mua lại trái phiếu trước hạn nhưng nợ trái phiếu của TPBank vẫn nóng. Nguyên nhân là do TPBank đã “dồn dập” phát hành tới 10 lô trái phiếu với tổng giá trị gần 6.400 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Tất cả 10 lô trái phiếu đều có kỳ hạn 3 năm, là loại trái phiếu không chuyển đổi, không chứng quyền và không bảo đảm. Và do Công ty con của TPBank – Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS) làm tổ chức đăng ký/lưu ký.

5592h2.jpg

Cụ thể, theo HNX, chỉ trong 3 ngày (từ ngày 23/5/2022 đến 26/5/2022), TPBank đã phát hành lần lượt 8 lô trái phiếu TPBL2225001, TPBL2225002, TPBL2225003, TPBL2225004, TPBL2225005, TPBL2225006, TPBL2225007, TPBL2225008 tới tổng giá trị gần 5.000 tỷ đồng.

Đến ngày 21/7/2022, TPBank tiếp tục phát hành lô trái phiếu TPBL2225009 có giá trị 1.100 tỷ đồng; Ngày 8/9/2022, ngân hàng này phát lô trái phiếu TPBL2225010 với giá trị 300 tỷ đồng.

Với việc gần 6.400 tỷ đồng khiến rủi ro từ nợ trái phiếu của TPBank vẫn tăng trưởng. Thông kê dữ liệu từ HNX cho thấy, hiện TPBank hiện đang còn lưu hành 76 lô trái phiếu với tổng giá trị hơn 26.000 tỷ đồng. Các lô trái phiếu này được phát hành từ năm 2017 đến nay, có kỳ hạn từ 3 đến 10 năm tuỳ lô.

Nằm trong diện thanh tra đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Ngày 3/12/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành Công điện số 8857/CĐ-VPCP về tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình và hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, kịp thời phát hiện và cảnh báo các rủi ro và có biện pháp xử lý theo quy định, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Đến tháng 4/2022, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đã tiến hành thanh tra tại 7 ngân hàng gồm Techcombank, HDBank, TPBank, SHB, PVCombank, VietBank, SeABank. Riêng BaoVietBank do Bộ Tài chính thanh tra.

Sỹ Bắc - Kim Thương

Theo: doanhnghiepvn.vn copy https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/tai-chinh-ngan-hang/vi-sao-tpbank-no-luc-mua-lai-6-lo-trai-phieu-truoc-han-trong-9-thang-dau-nam/20221115112825731