Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng.
Nợ vay tăng 10.300% sau 12 tháng
Thông tin từ CTCP Glexhomes, trong tháng 4,6,7 năm 2022, doanh nghiệp này đã cho CTCP Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (Chủ dự án Đồi Rồng) vay tín chấp 3 lần với tổng số tiền 6.000 tỉ đồng (mỗi lần 2.000 tỉ đồng), lãi suất vay 8%/năm, thời hạn vay 12 tháng.
Đáng chú ý, Glexhomes “xông xênh” cho công ty liên quan vay đến 6.000 tỉ đồng trong bối cảnh chỉ một năm trước đó, doanh nghiệp này còn phải huy động từ kênh trái phiếu 1000 tỉ đồng để cho công ty con – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Nam Sài Gòn vay, nhằm thực hiện dự án Khu dân cư An Long, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến nợ vay tài chính Glexhomes tăng 10.300%, từ 12,5 tỉ đồng lên 1.300 tỉ đồng chỉ sau 12 tháng.
Ngoài ra, những khoản vay khác khiến nợ vay Glexhomes “phình to” còn bao gồm: vay tín chấp Tập đoàn Glixemco – CTCP 183 tỉ đồng, vay bà Vũ Thị Minh Phương 25 tỉ đồng, vay ông Vũ Văn Hậu vay 5 tỉ đồng và vay có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng An Bình 87 tỉ đồng,...
Số tiền cho vay cao gấp gần 2 lần tổng tài sản 2021
Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản Glexhomes đạt hơn 3.144 tỉ đồng, tăng 217% so với hồi đầu năm. Điều này đồng nghĩa với việc, số tiền 6.000 tỉ đồng mà công ty cho chủ dự án Đồi Rồng vay nhiều gấp 2 lần nguồn vốn doanh nghiệp này sở hữu (tính tới cuối năm 2021).
Chưa kể, cơ cấu tài sản Glexhomes cho thấy, một phần tài sản tăng trưởng trong năm 2021 lại "nằm ngoài" công ty. Cụ thể, các khoản phải thu của Glexhomes tăng từ 617 tỉ đồng lên 1.402 tỉ đồng. Trong đó, phần lớn là các khoản phải thu khách hàng là các bên liên quan như Tập đoàn Glixemco – CTCP, CTCP Đầu tư và Du lịch Vạn Hương,...
Khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền tăng từ 18 tỉ đồng lên 63 tỉ đồng. Bên cạnh đó, tính đến cuối năm 2021, Glexhomes đang sở hữu 669 tỉ đồng cổ phiếu Ngân hàng TMCP An Bình (UPCoM: ABB) trong khi giá gốc ghi nhận là 309 tỉ đồng.
Trong năm 2021, dòng tiền kinh doanh Glexhomes chuyển từ dương sang âm gần 753 tỉ đồng. Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng âm 570 tỉ đồng so với con số dương 57 tỉ đồng hồi đầu năm.
Nhìn qua bức tranh tài chính của Glexhomes trong năm 2021 có thể thấy, nợ vay tăng mạnh, tiền chỉ hơn 63 tỉ đồng, dòng tiền âm,... dẫn đến câu chuyện Glexhomes lấy đâu ra 6.000 tỉ đồng để cho CTCP Đầu tư và Du lịch Vạn Hương vay là vấn đề khá thú vị khi nhìn vào tiềm lực của doanh nghiệp này.
Những doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Geleximco
CTCP Glexhomes tiền thân là CTCP Ngôi sao An Bình, được thành lập ngày 12/9/2009 tại TP. Hà Nội, có thể được xem là một trong những “hạt nhân lõi” trong hệ sinh thái Geleximco của đại gia gốc Thái Bình Vũ Văn Tiền.
Trong năm 2021, vốn đầu tư của chủ sở hữu Glexhomes tăng từ 550 tỉ đồng lên 825 tỉ đồng. Đi kèm với đó, cơ cấu cổ đông cũng có sự xáo trộn mạnh khi ông Vũ Anh Tuấn và bà Vũ Thị Minh Trang thoái toàn bộ vốn tại công ty. Thay vào đó, danh sách thành viên có sự xuất hiện của bà Lã Thị Thanh Nhàn (nắm 53,99% vốn chủ Glexhomes).
Đến ngày 19/1/2022, vốn điều lệ Glexhomes tiếp tục có sự thay đổi khi tăng từ 825 tỉ đồng lên 1.137 tỉ đồng. Ông Trần Nam Trung nắm giữ vai trò Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật doanh nghiệp.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương được thành lập ngày 14/1/2010. Được biết, Du lịch Vạn Hương là chủ đầu tư dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng, quy mô 480ha tại phường Vạn Hưng, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng. Tổng mức đầu tư của dự án này là hơn 25.000 tỷ đồng.
Cập nhật tại ngày 15/6/2021, vốn điều lệ Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương đạt 3.000 tỉ đồng. Người đại diện pháp luật là ông Phạm Ngọc Tuân (SN 1969). Theo tìm hiểu, ông Tuân hiện đang là thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (mã: SHN) - thành viên Tập đoàn Geleximco. Ngoài ra, từ năm 2017 đến nay, ông giữ chức Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn đầu tư An Bình.
Khánh Quang
Chỉ trong khoảng một tháng, gia đình Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn và cổ đông lớn nhất đã bán ròng tổng cộng gần 39 triệu cổ phiếu DIG, tương đường 6,4% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của DIC Corp.
Theo công bố mới nhất, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Đất Xanh Group - HOSE: DXG) vừa báo cáo hoàn tất mua vào 10 triệu cổ phiếu DXG.
Trên thị trường, PDR chốt phiên 11/11 tại mức 26.200 đồng/cp – giảm gần nửa từ đầu tháng trước áp lực giải chấp và giảm 65% so với mức đỉnh đầu năm - vốn hoá Công ty theo đó đã “bay hơi” 1,3 tỷ USD tính đến hiện tại.
Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp cho biết vấn đề mấu chốt ảnh hưởng đến thị trường bất động sản hiện nay là thủ tục pháp lý khi luật mới chưa hẹn ngày phê duyệt.
Ông Đặng Thành Tâm công bố thông tin đính chính với số lượng cổ phiếu KBC mua vào là 25 triệu đơn vị.
Mở đầu phiên 10/11, NVL tiếp tục giảm sàn xuống 44.950 đồng/cp, khối lượng dư bán sàn lên tới gần 27 triệu đơn vị.
Để giúp các doanh nghiệp (DN) có thể thích ứng và ứng phó có hiệu quả với khủng hoảng, các cú sốc bất ngờ trong tương lai đòi hỏi phải có những giải pháp trong cả ngắn hạn và dài hạn.
5 phiên liên tiếp cổ phiếu NVL đều giảm kịch sàn và đóng cửa trong tình trạng dư bán giá sàn hàng chục triệu đơn vị.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu cho biết cuộc họp chủ yếu để lãnh đạo Chính phủ nắm vững tình hình, hiện chưa có kết luận và giải pháp cụ thể.
Theo một số doanh nghiệp bất động sản phía Nam, nhiều doanh nghiệp đã bày tỏ bức xúc về một số vướng mắc cần được tháo gỡ trong chính sách, pháp lý, tài chính… tại cuộc họp do Phó thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì hôm nay 8-11.