Một dự án bất động sản đang được xây dựng tại huyện Nhà Bè, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Hữu Nghĩa, tổng giám đốc Công ty TNHH xây dựng - thương mại Lê Thành, cho biết ông có tham dự cuộc họp sáng nay. Cùng dự có Bộ Xây dựng, 15 doanh nghiệp bất động sản và Hiệp hội Bất động sản TP.HCM.
Theo ông Nghĩa, đại diện lãnh đạo mỗi doanh nghiệp được phát biểu cụ thể những khó khăn vướng mắc trong vòng 10 phút với Phó thủ tướng. Về phía đơn vị, ông Nghĩa kể lại ý kiến của mình trình bày là xoay quanh nhà ở xã hội.
Ông cho rằng thủ tục pháp lý theo kiểu không biết "gà có trước hay trứng có trước" và kiến nghị điều chỉnh để có thể hoàn thành chiến lược 570.000 căn nhà ở xã hội vào năm 2025.
"Khi xin dự án nhà ở xã hội, theo quy trình là nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhưng không thể chấp thuận đầu tư được vì sở căn cứ luật, nói tất cả dự án nhà ở xã hội phải phù hợp 100% quy hoạch thì họ mới chấp thuận đầu tư. Nhưng tôi khẳng định ở Việt Nam 100% dự án nhà ở không dự án nào là phù hợp 100% quy hoạch, cụ thể như ở TP.HCM.
Vì quy hoạch đã có 10 năm và không phù hợp với hiện nay. Đồng thời nhà ở xã hội hệ số tăng, dân số tăng, nhưng khi được ưu đãi theo điều 49 nghị định 100 lại không phù hợp.
Khi đó, chúng tôi điều chỉnh cho phù hợp, các cơ quan nói chưa chấp thuận đầu tư thì không thể điều chỉnh, chúng tôi không biết cái nào có trước. Mong giải quyết điểm nghẽn này về nhà ở xã hội, thậm chí nhà ở thương mại cũng thế", ông Nghĩa bày tỏ.
Ông Nghĩa cũng cho rằng nghị định 84 hướng dẫn, nhà ở xã hội, người ngoại tỉnh không được mua, trong tỉnh mới được mua, vậy nhà ở xã hội không thể làm tăng dân số cục bộ. Ông đặt câu hỏi: có thể bỏ qua tác động giao thông với đánh giá xã hội được không, để đỡ mất nhiều thời gian.
Tương tự, ông Nguyễn Thanh Phong, tổng giám đốc Công ty cổ phần tư vấn thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân, cho hay cũng trình bày khó khăn của mình trong cuộc họp, và cho rằng khó khăn của Công ty Hoàng Quân cũng là khó khăn chung của "đồng nghiệp".
Cụ thể về vấn đề pháp lý, giải quyết trình tự thủ tục hành chính, vào cuộc thực thi của sở ban ngành địa phương, nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư, vốn tín dụng và một số vấn đề liên quan đất đai như sổ đỏ, nhà ở xã hội, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Theo ông Phong, những vướng mắc này, đại diện Bộ Xây dựng nói sẽ tập hợp báo cáo Chính phủ trong thời gian tới.
Có một doanh nghiệp tham dự cuộc họp nhưng thời gian giới hạn, nên được đề nghị gửi ý kiến bằng văn bản cho Bộ Xây dựng và Phó thủ tướng. Vị đại diện doanh nghiệp này cho biết mỗi doanh nghiệp trình bày thẳng với Phó thủ tướng vấn đề cụ thể bị "nghẽn", điểm chung là đều gặp khó trong chuyện thực thi chính sách của ban ngành.
THẢO THƯƠNG
Tuổi trẻ
Cổ phiếu PDR đã giảm gần 50% so với đỉnh xuống mức thấp nhất trong vòng 20 tháng kể từ 3/2021. Vốn hóa cũng theo đó bị thổi bay 23.600 tỷ đồng (~1 tỷ USD) sau hơn một năm.
Thị trường chứng khoán diễn biến tiêu cực, nhiều cổ phiếu đã giảm giá 50-70% từ đỉnh. Giũa lúc thị trường khó khăn này, những đăng ký giao dịch của các lãnh đạo doanh nghiệp, người nhà,... đang được nhà đầu tư đặc biêt quan tâm. Tháng 11, dự kiến, tổng giá trị mua ròng từ cổ đông nội bộ là 2,3 nghìn tỷ đồng.
Khi dòng tiền từ ngân hàng trở nên khó khăn, vốn từ thị trường chứng khoán co hẹp, trái phiếu đang bị siết bởi các quy định, nhiều doanh nghiệp địa ốc buộc phải tìm kiếm hình thức huy động nguồn vốn mới.
Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (công ty con sở hữu gián tiếp của Tập đoàn Masan) vừa huy động thành công 210 tỷ đồng trái phiếu. Trước đó, doanh nghiệp này cũng trải qua 2 đợt phát hành trái phiếu khác với tổng giá trị 790 tỷ đồng.
Trong khi cổ phiếu CEO rớt còn 13.600 đồng/cổ phiếu, hàng tồn kho tăng 128% lên 546,83 tỷ đồng, nợ phải trả tăng gần 73% lên 670,85 tỷ đồng, CEO Group vẫn báo lãi gần 3 tỷ đồng trong quý III/2022.
Trên thị trường, cổ phiếu NVL giảm hết biên độ xuống 64.400 đồng/cp ngay từ đầu phiên 4/11.
Trong cơ cấu hơn 173.000 tỷ đồng đầu tư tài chính của Tập đoàn Bảo Việt, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất với gần 167.000 tỷ đồng, tiền gốc đầu tư cổ phiếu hơn 2.300 tỷ đồng, hai mã có tỷ trọng lớn nhất là CTG và VNM.
Hiện tại, ông Nguyễn Ngọc Trọng là Chủ tịch HĐQT và ông Dương Công Minh là Cố vấn cao cấp HĐQT của Bamboo Airways. Đầu tháng 10, chi nhánh Bamboo Airways tại TP.HCM chuyển văn phòng từ tòa nhà của FLC qua tầng 4 tòa nhà Nova College.
Mới đây, CTCP Đầu tư LDG (HOSE: LDG) đã báo cáo về kết quả giao dịch của Chủ tịch HĐQT - ông Nguyễn Khánh Hưng.
Lũy kế 9 tháng, Khang Điền ghi nhận doanh thu thuần 1.678 tỷ đồng, giảm 47% và lợi nhuận sau thuế 971 tỷ đồng, tăng 23%.