Thời gian gần đây, Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – mã DIG) liên tục xuất hiện các giao dịch của người nội bộ và cổ đông lớn với khối lượng lớn chủ yếu đến từ các hoạt động giải chấp của công ty chứng khoán bên cạnh các giao dịch với mục đích tăng/giảm sở hữu đơn thuần.
Theo thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE), chỉ trong khoảng một tháng trở lại đây, gia đình Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn và cổ đông lớn nhất là CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân đã bán ròng tổng cộng gần 39 triệu cổ phiếu DIG, tương đường 6,4% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của DIC Corp.
Cụ thể, ông Nguyễn Thiện Tuấn – Chủ tịch HĐQT DIC Corp đã bị bán giải chấp tổng cộng 12,4 triệu cổ phiếu DIG trong giai đoạn từ 27/10 đến 9/11. Sau các giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Tuấn đã giảm từ 10,9% xuống còn 8,04%.
Ông Nguyễn Hùng Cường – Con trai ông Tuấn đồng thời là Phó Chủ tịch HĐQT DIC Corp cũng đã bị ép bán tổng cộng 7,8 triệu cổ phiếu DIG trong giai đoạn từ 31/10 đến 9/11. Sau các giao dịch, ông Cường đã giảm sở hữu từ 62,7 triệu đơn vị (tỷ lệ 10,28%) xuống còn 54,9 triệu đơn vị (tỷ lệ 9%).
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền – Con gái ông Tuấn đồng thời là Phó chủ tịch HĐQT cũng đã bị bán giải chấp hơn 5,8 triệu cổ phiếu DIG trong khoảng thời gian từ 7-10/11. Trước đó, bà Huyền đã mua hơn 4,5 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian từ 7/10 đến 4/11 để tăng sở hữu. Lý do chỉ mua 1/4 lượng cổ phiếu đăng ký được đưa ra là do chưa thu xếp kịp tài chính.
Trong khi đó, cổ đông lớn nhất của DIC Corp là Đầu tư Phát triển Thiên Tân cũng đã nhiều lần bị bán giải chấp trong khoảng thời gian từ 11/10 đến 10/11. Ước tính, cổ đông này đã bán ròng khoảng 17,4 triệu cổ phiếu DIG qua đó giảm lượng nắm giữ xuống còn 80,2 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu giảm từ 16,01% xuống 13,15%.
Cổ phiếu lao dốc, Chủ tịch khó giữ lời hứa
Lượng lớn cổ phiếu DIG "xả" ra thị trường từ người nội bộ và cổ đông lớn trong bối cảnh cổ phiếu này liên tục lao dốc mạnh thời gian qua. Sau 6 phiên sàn liên tiếp, DIG đã rơi xuống mức 10.850 đồng/cổ phiếu, thấp nhất kể từ đầu tháng 10/2020. So với đỉnh đạt được hồi giữa tháng 1 năm nay, thị giá DIG đã “bốc hơi” gần 90%. Vốn hóa thị trường cũng theo đó bị thổi bay 53.300 tỷ đồng (~2,2 tỷ USD) sau 10 tháng.
Chỉ một năm trước, có lẽ ít nhà đầu tư nghĩ đến viễn cảnh trên khi làn sóng đầu cơ hừng hực thời điểm đó liên tục đẩy các cổ phiếu bất động sản tăng nóng. Không hiếm hội nhóm và nhà đầu tư hô hào mua vào những cổ phiếu trên với kỳ vọng vượt trội so với giá trị doanh nghiệp, mơ về những mức giá không tưởng. Nhân vật được chú ý khi ấy là ông Nguyễn Mạnh Tuấn (hay còn được biết đến với cái tên A7) với tuyên bố từng gây sốc trên mạng xã hội “Cổ phiếu bất động sản tốt như DIG, nó phải 500.000 đồng/cp vẫn là giẻ rách”.
Nhờ hiệu ứng Fomo đẩy thị giá DIG tăng gấp 4 lần sau 5 tháng, thậm chí có thời điểm vượt ngưỡng ba chữ số (giá trước điều chỉnh) vào đầu năm nay. Sự tham gia “ồ ạt” của các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ còn khiến ĐHĐCĐ thường niên 2022 của DIC Corp gặp khó trong khâu tổ chức vì quá đông cổ đông tới tham dự.
Tuy nhiên, đà lao dốc của cổ phiếu sau đó đã khiến khí thế dần nguội lạnh, cổ đông cũng không còn “mặn mà” với những kế hoạch của công ty. DIC Corp thậm chí không thể tổ chức ĐHĐCĐ bất thường lần 1 do không đủ số lượng cổ đông tham dự. Kế hoạch tăng vốn thông qua chào bán cho cổ đông hiện hữu cũng phải điều chỉnh giảm giá chào bán một nửa so với phương án ban đầu được ĐHĐCĐ thường niên 2022 thông qua.
Chia sẻ tại ĐHĐCĐ bất thường lần 2 diễn ra ngày 12/10, Chủ tịch HĐQT DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn tỏ ra bất ngờ khi giá cổ phiếu DIG liên tục giảm trong thời gian qua. Ông còn khẳng định nếu giá cổ phiếu DIG sau ngày 30/10 vẫn dưới 30.000 đồng/cổ phiếu, bản thân ông sẽ đăng ký mua thêm 10 triệu cổ phiếu. Dù vậy, khi còn chưa kịp thực hiện lời hứa đăng ký mua vào, ông Tuấn đã bị bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu.
Về kết quả kinh doanh, DIC Corp ghi nhận doanh thu thuần quý 3 sụt giảm 21% so với cùng kỳ xuống còn 424 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế âm gần 1 tỷ đồng và đánh dấu quý đầu tiên lỗ kể từ quý 1/2017. Trước đó, ông Nguyễn Thiện Tuấn từng khẳng định DIC Corp sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2022, tương ứng lợi nhuận trước thuế phải đạt tối thiểu 1.700 tỷ đồng trong quý cuối năm.
Trong một diễn biến khác, DIC Corp mới đây cũng đã thông báo về việc mua lại trái phiếu mã DIGH2124002 và DIGH2124003 theo hình thức thoả thuận trực tiếp với người sở hữu trái phiếu. Cụ thể, khối lượng trái phiếu dự kiến mua là 16.000 trái phiếu với tổng mệnh giá 1.600 tỷ đồng. Nguồn mua lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn thu khác, thời gian dự kiến là ngày 10/11/2022.
Ngoài ra, DIC Corp cũng thông báo việc hoán đổi tài sản bảo đảm cho các gói trái phiếu của doanh nghiệp này, cũng như hoàn tất việc hoán đổi tài sản bảo đảm 55 triệu cổ phiếu DIG bằng các bất động sản của công ty tại tỉnh Đồng Nai. Sau khi hoán đổi, doanh nghiệp đã hoàn tất chuyển trả 55 triệu cổ phiếu này cho các cổ đông lớn đã hỗ trợ trong công tác tài chính thời gian qua.
Hà Linh
Theo công bố mới nhất, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Đất Xanh Group - HOSE: DXG) vừa báo cáo hoàn tất mua vào 10 triệu cổ phiếu DXG.
Trên thị trường, PDR chốt phiên 11/11 tại mức 26.200 đồng/cp – giảm gần nửa từ đầu tháng trước áp lực giải chấp và giảm 65% so với mức đỉnh đầu năm - vốn hoá Công ty theo đó đã “bay hơi” 1,3 tỷ USD tính đến hiện tại.
Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp cho biết vấn đề mấu chốt ảnh hưởng đến thị trường bất động sản hiện nay là thủ tục pháp lý khi luật mới chưa hẹn ngày phê duyệt.
Ông Đặng Thành Tâm công bố thông tin đính chính với số lượng cổ phiếu KBC mua vào là 25 triệu đơn vị.
Mở đầu phiên 10/11, NVL tiếp tục giảm sàn xuống 44.950 đồng/cp, khối lượng dư bán sàn lên tới gần 27 triệu đơn vị.
Để giúp các doanh nghiệp (DN) có thể thích ứng và ứng phó có hiệu quả với khủng hoảng, các cú sốc bất ngờ trong tương lai đòi hỏi phải có những giải pháp trong cả ngắn hạn và dài hạn.
5 phiên liên tiếp cổ phiếu NVL đều giảm kịch sàn và đóng cửa trong tình trạng dư bán giá sàn hàng chục triệu đơn vị.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu cho biết cuộc họp chủ yếu để lãnh đạo Chính phủ nắm vững tình hình, hiện chưa có kết luận và giải pháp cụ thể.
Theo một số doanh nghiệp bất động sản phía Nam, nhiều doanh nghiệp đã bày tỏ bức xúc về một số vướng mắc cần được tháo gỡ trong chính sách, pháp lý, tài chính… tại cuộc họp do Phó thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì hôm nay 8-11.
Cổ phiếu PDR đã giảm gần 50% so với đỉnh xuống mức thấp nhất trong vòng 20 tháng kể từ 3/2021. Vốn hóa cũng theo đó bị thổi bay 23.600 tỷ đồng (~1 tỷ USD) sau hơn một năm.