Ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch Đất Xanh Group hoàn thành mua vào 10 triệu cổ phiếu DXG.
Theo đó từ 27/10 đến 8/11/2022 ông Lương Trí Thìn đã hoàn tất mua xong 10 triệu cổ phiếu DXG đăng ký mua trước đó. Giao dịch thực hiện theo phương thức thoả thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch ông Lương Trí Thìn nâng tổng lượng sở hữu cổ phiếu DXG lên 124,89 triệu đơn vị (tỷ lệ 20,5%).
Trước đó tháng 8, tháng 9/2022 ông Lương Trí Thìn cũng mới mua thêm 5 triệu cổ phiếu DXG.
Trong giai đoạn khớp lệnh, mức giá giao dịch trung bình của cổ phiếu DXG rơi vào khoảng 25.000 đồng/cổ phiếu. Tạm tính với mức giá trên, ông Thìn đã phải chi khoảng 125 tỷ đồng để mua số cổ phiếu.
Như vậy, chỉ trong gần 2 tháng, tạm tính để tăng vốn sở hữu của mình tại Đất Xanh Group 2,1%, ông Thìn đã bỏ ra hơn 250 tỷ đồng.
Trong một diễn biến liên quan, công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (Đất Xanh Group; HoSE: DXG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022, ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng hơn 61%.
Quý 3/2022, nợ từ phát hành trái phiếu của Đất Xanh Group ghi nhận đạt hơn 3.412 tỷ đồng.
Đến hết ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Đất Xanh Group ghi nhận đạt 31.301 tỷ đồng, tăng 10,8% so với đầu năm chủ yếu do sự gia tăng ở hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn.
Cụ thể, hàng tồn kho của doanh nghiệp này đạt mức 14.108 tỷ đồng, tăng 25,5% so với đầu năm. Bao gồm một số dự án đang phát triển như Gem Sky World, Gem Riverside, Home Park City... Khoản phải thu ngắn hạn của công ty ghi nhận 12.947 tỷ đồng, tăng 20% do tăng các khoản tạm ứng đầu tư.
Tổng dư nợ vay tài chính của Đất Xanh Group hiện ở mức 5.982 tỷ đồng, tăng 32% so với đầu năm, chủ yếu đến từ hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, nợ trái phiếu ngắn hạn, dài hạn đến hạn phải trả ở mức 1.478,5 tỷ đồng và khoản nợ phát hành trái phiếu ở mức 1.931,9 tỷ đồng.
Hà Thành
Trên thị trường, PDR chốt phiên 11/11 tại mức 26.200 đồng/cp – giảm gần nửa từ đầu tháng trước áp lực giải chấp và giảm 65% so với mức đỉnh đầu năm - vốn hoá Công ty theo đó đã “bay hơi” 1,3 tỷ USD tính đến hiện tại.
Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp cho biết vấn đề mấu chốt ảnh hưởng đến thị trường bất động sản hiện nay là thủ tục pháp lý khi luật mới chưa hẹn ngày phê duyệt.
Ông Đặng Thành Tâm công bố thông tin đính chính với số lượng cổ phiếu KBC mua vào là 25 triệu đơn vị.
Mở đầu phiên 10/11, NVL tiếp tục giảm sàn xuống 44.950 đồng/cp, khối lượng dư bán sàn lên tới gần 27 triệu đơn vị.
Để giúp các doanh nghiệp (DN) có thể thích ứng và ứng phó có hiệu quả với khủng hoảng, các cú sốc bất ngờ trong tương lai đòi hỏi phải có những giải pháp trong cả ngắn hạn và dài hạn.
5 phiên liên tiếp cổ phiếu NVL đều giảm kịch sàn và đóng cửa trong tình trạng dư bán giá sàn hàng chục triệu đơn vị.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu cho biết cuộc họp chủ yếu để lãnh đạo Chính phủ nắm vững tình hình, hiện chưa có kết luận và giải pháp cụ thể.
Theo một số doanh nghiệp bất động sản phía Nam, nhiều doanh nghiệp đã bày tỏ bức xúc về một số vướng mắc cần được tháo gỡ trong chính sách, pháp lý, tài chính… tại cuộc họp do Phó thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì hôm nay 8-11.
Cổ phiếu PDR đã giảm gần 50% so với đỉnh xuống mức thấp nhất trong vòng 20 tháng kể từ 3/2021. Vốn hóa cũng theo đó bị thổi bay 23.600 tỷ đồng (~1 tỷ USD) sau hơn một năm.
Thị trường chứng khoán diễn biến tiêu cực, nhiều cổ phiếu đã giảm giá 50-70% từ đỉnh. Giũa lúc thị trường khó khăn này, những đăng ký giao dịch của các lãnh đạo doanh nghiệp, người nhà,... đang được nhà đầu tư đặc biêt quan tâm. Tháng 11, dự kiến, tổng giá trị mua ròng từ cổ đông nội bộ là 2,3 nghìn tỷ đồng.