Khách hàng giao dịch tại ngân hàng OCB (Ảnh minh họa).
Phát hành ào ạt
Từ đầu năm 2022, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB) đã phát hành thêm 17 lô trái phiếu có giá trị từ 300 đến 2.000 tỷ đồng và đều có kỳ hạn 3 năm.
Từ tháng 5 đến tháng 7/2022, Ngân hàng OCB phát hành 9 lô trái phiếu với giá trị 6.700 tỷ đồng. Trong tháng 8/2022, Ngân hàng OCB huy động thành công 3.800 tỷ đồng thông qua việc phát hành 5 lô trái phiếu. Tháng 9/2022, nhà băng này chào bán thành công thêm 3 lô trái phiếu với tổng giá trị 1.800 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ trong thời gian 9 tháng đầu năm, Ngân hàng OCB đã huy động thành công 12.300 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu.
Hôm qua, ngày 10/11, nhà băng này vừa thông qua kế hoạch triển khai việc chào bán và phát hành tối đa 7.700 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và giấy tờ có giá khác được phê duyệt trong quý IV/2022.
Mua lại ít hơn số phát hành mới
Theo thống kê dữ liệu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong 9 tháng đầu năm nay, Ngân hàng OCB đã mua lại toàn bộ 6 lô trước hạn với tổng giá trị 5.500 tỷ đồng.
Cụ thể, ngày 12/5/2022, Ngân hàng OCB cũng đã mua lại trước hạn toàn bộ 200 tỷ đồng lô trái phiếu mã OCB.BOND01.2020 kỳ hạn 3 năm, phát hành ngày 12/5/2020.
Đến tháng 6/2022, Ngân hàng OCB tiếp tục mua lại toàn bộ trước hạn lần lượt 3 lô trái phiếu OCB.BOND02.2020, OCBL2124002, OCB.BOND1.2020 với tổng giá trị 3.300 tỷ đồng.
Ngày 27/9/2022, Ngân hàng OCB đã mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn thuộc lô trái phiếu riêng lẻ mã OCBL2124007 tăng vốn có kỳ hạn 3 năm, phát hành vào ngày 27/9/2021 và ngày đáo hạn 27/9/2024.
Và gần đây nhất, ngày 28/9/2022 vừa qua, ngân hàng này lại tiếp tục mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn phát hành ngày 28/9/2021 mã OCBL2124008 có kỳ hạn 3 năm.
Tuy nhiên, con số mua lại so với số phát hành mới có sự chênh lệch nhất định khi ngân hàng chi ra 5.500 tỷ đồng để mua lại trái phiếu trước hạn nhưng lại phát hành để huy động thành công tới 12.300 tỷ đồng. Điều này khiến dư nợ trái phiếu của OCB tăng 6.800 tỷ đồng so với hồi đầu năm, lên mức 25.335 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh ra sao?
Trong khi đó kết quả từ Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 cho thấy Ngân hàng OCB đạt 1.749 tỷ đồng từ thu nhập lãi thuần, tăng 29% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt hơn 267 tỷ đồng, tăng 126% và lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 44,5 tỷ đồng.
Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư báo lỗ lần lượt 56,4 và 11 tỷ đồng. Chi phí hoạt động tăng 29% lên hơn 803 tỷ đồng trong khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng 34% so với cùng kỳ lên 358 tỷ đồng. Kết thúc quý 3/2022, Ngân hàng OCB lãi trước thuế 909 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Ngân hàng OCB ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng 23% so với cùng kỳ, đạt gần 5.121 tỷ đồng, nhờ nhu cầu tín dụng tăng. Lãi từ dịch vụ đạt hơn 626 tỷ đồng, tăng 34%; hoạt động kinh doanh ngoại hối thu về khoản lãi tăng 22%, đạt gần 66 tỷ đồng. Hoạt động khác cũng thu được khoản lãi gần 328 tỷ đồng, tăng 32% do thu được các khoản nợ xử lý.
Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh báo lỗ 77 tỷ đồng và hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 178 tỷ do ảnh hưởng bởi điều kiện thị trường diễn biến bất lợi từ tác động chính sách thế giới và tình hình vĩ mô thay đổi.
Tổng tài sản của Ngân hàng OCB tính đến cuối quý 3/2022 đạt hơn 193.149 tỷ đồng, tăng 4,7% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 11,3% so với đầu năm lên mức hơn 113.587 tỷ đồng. Tuy nhiên điều đáng lo ngại lại là chất lượng tín dụng của nhà băng này khi tổng nợ nợ xấu đã tăng hơn 2 lần từ mức 1.350 tỷ đồng đầu năm lên 2.801,2 tỷ đồng vào cuối quý 3. Theo đó tính đến ngày 30/9/2022, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng 60,7% lên mức 524 tỷ đồng; nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng gấp đôi lên mức 578 tỷ đồng; Đặc biệt, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng đến 2,3 lần so với đầu năm lên mức gần 1.700 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng OCB tăng từ 1,3% hồi đầu năm lên 2,5% tại thời điểm 30/9.
Hà Thành
Hai lô trái phiếu dự kiến được mua lại là DIGH212402 và DIG212403.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Hiện doanh nghiệp đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của dự án, chưa đủ điều kiện thực hiện chuyển nhượng hay kinh doanh nhà ở theo quy định của pháp luật, theo HUD.
Cổ phiếu NVL sàn nhiều phiên liên tiếp, tài sản của ông Bùi Thành Nhơn đã giảm xuống dưới ngưỡng 1 tỷ USD, theo Forbes.
Khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp (Hà Nội) được đầu tư 1.900 tỷ đồng, tuy nhiên hiện khu ký túc xá này khá vắng vẻ. Nhiều khu bỏ hoang xuống cấp và bị trưng dụng làm quán ăn, nhà ở và sửa xe ôtô.
UBND TP Hà Nội vừa mới ban hành Quyết định 4301/QĐ-UBND tạm dừng thực hiện Quyết định 5269/QĐ-UBND của UBND TP về việc điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định 3128/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đối với Khu đô thị (KĐT) Thanh Hà – Cienco 5.
Nguy cơ thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng đang hiện hữu. Có nên cứu và cứu thị trường BĐS vực dậy đang là vấn đề có tính thời sự.
Trong đó, nhóm thuỷ điện có kết quả kinh doanh vượt trội.
Ông Trần Quốc Phẩm, Phó tổng giám đốc đăng ký bán 400.000 cổ phiếu và ông Đinh Viết Duy, thành viên HĐQT đăng ký bán 50.000 cổ phiếu để giảm tỷ lệ sở hữu của mình tại Hoa Sen Group.
Kita Invest thành lập năm 2019, và chỉ mấy tháng sau khi thành lập đã huy động được 2.500 tỷ đồng trái phiếu, mua lại dự án 3.400 tỷ đồng do Sacombank rao bán.