Được khởi công từ tháng 9/2009, do Sở Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư, dự án ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp (Hoàng Liệt, Hoàng Mai) là tổ hợp 6 tòa nhà 19 tầng, được xây dựng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với diện tích hơn 40.000 m2, nằm trong khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp.
Dự án gồm 6 khối nhà (A1-6) cao trung bình 17 tầng phục vụ khoảng 21.350 sinh viên. Tổng mức đầu tư 1.492,5 tỉ đồng với nguồn vốn Trung ương. Sau đó, mức vốn đầu tư cho dự án này tăng lên 1.900 tỉ đồng.
Theo thiết kế, khu KTX này có khả năng đáp ứng chỗ ở cho hàng vạn sinh viên. Tuy nhiên đến nay mới có 2 toàn nhà đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Trong đó 1 tòa nhà mới vỏn vẹn có khoảng 15% sinh viên (so với công suất thiết kế) đến ở và 1 tòa nhà thì chưa có sinh viên nào đến ở sau 1 năm đưa vào khai thác.
Sau 12 năm kể từ ngày thi công vào năm 2009, công trình ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp (Hà Nội) vẫn dậm chân tại chỗ, nhiều toà nhà vẫn còn dang dở, chưa đi vào hoạt động với đúng tiêu chí đặt ra ban đầu.
Được biết, công trình ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp hiện tại lượng sinh viên đến đây vẫn thưa thớt, nhiều phòng để trống và một số tòa nhà đang trong tình trạng xuống cấp. Lý giải về vấn đề này, nhiều sinh viên cho biết vì vị trí ký túc xá cách quá xa các trường học nên ít người lựa chọn.
Theo ghi nhận của PV, tại khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp, hiện chỉ có 2 khối nhà đang hoạt động nhưng số lượng phòng còn trống khá nhiều. Trong đó, 4 khối nhà khác thì đang bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng do nhiều năm không đưa vào sử dụng.
Nhiều khu bỏ hoang xuống cấp và bị trưng dụng làm quán ăn, nhà ở và sửa xe ôtô. Việc bỏ hoang và không được chú ý trong nhiều năm, đã khiến những tòa nhà này đang xuống cấp và gây lãng phí.
Được kỳ vọng đáp ứng chỗ ở cho khoảng 22.000 học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội nhưng hiện tại, dự án mới có 2 tòa nhà đi vào hoạt động, 1 tòa nhà mới vỏn vẹn có khoảng 15% sinh viên (so với công suất thiết kế) đến ở và 1 tòa nhà thì chưa có sinh viên nào đến ở hơn 1 năm đưa vào khai thác.
Từng được tung hô là ký túc xá hiện đại bậc nhất Thủ đô, khu nhà ở cho học sinh, sinh viên nhưng sau 12 năm triển khai, ký túc xá Pháp Vân vẫn ngổn ngang, dang dở, chưa đạt được kỳ vọng ban đầu.
Dưới đây là một số hình ảnh khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp 1.900 tỷ đồng:
Trúc Thi
UBND TP Hà Nội vừa mới ban hành Quyết định 4301/QĐ-UBND tạm dừng thực hiện Quyết định 5269/QĐ-UBND của UBND TP về việc điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định 3128/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đối với Khu đô thị (KĐT) Thanh Hà – Cienco 5.
Nguy cơ thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng đang hiện hữu. Có nên cứu và cứu thị trường BĐS vực dậy đang là vấn đề có tính thời sự.
Trong đó, nhóm thuỷ điện có kết quả kinh doanh vượt trội.
Ông Trần Quốc Phẩm, Phó tổng giám đốc đăng ký bán 400.000 cổ phiếu và ông Đinh Viết Duy, thành viên HĐQT đăng ký bán 50.000 cổ phiếu để giảm tỷ lệ sở hữu của mình tại Hoa Sen Group.
Kita Invest thành lập năm 2019, và chỉ mấy tháng sau khi thành lập đã huy động được 2.500 tỷ đồng trái phiếu, mua lại dự án 3.400 tỷ đồng do Sacombank rao bán.
Không trái phiếu nào thuộc lô trái phiếu NSRCH2223002 với kỳ hạn 12 tháng của Nova Saigon Royal - công ty con của Novaland được chào bán thành công.
Hiện SCB vẫn là ngân hàng niêm yết mức lãi suất cao nhất thị trường là 9,3%/năm cho các kì hạn 15, 18, 24, 36 tháng (áp dụng cho hình thức gửi tiền trực tuyến).
Hanoi Melody Residences là tên thương mại của 1 trong số 8 dự án nhà ở trên địa bàn TP Hà Nội và là dự án duy nhất ở quận Hoàng Mai vừa được Sở Xây dựng Hà Nội cho phép bán cho người nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, việc kiểm soát dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS cũng còn chưa chặt chẽ, còn tiềm ẩn rủi ro; trong quý III, các DN BĐS có khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng… Vậy Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói gì?
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 2/11/2022 bổ sung danh mục dự án và kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.