Chiều 3/11, trả lời chất vấn của các ĐB Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, việc kiểm soát dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS cũng còn chưa chặt chẽ, còn tiềm ẩn rủi ro và cơ cấu nguồn vốn trên thị trường BĐS còn bất hợp lý; chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nguồn vốn huy động phát hành trái phiếu, trong khi nguồn vốn khác chỉ chiếm 15 tới 30% và chưa có nguồn vốn trung hạn, dài hạn cho thị trường BĐS.
Đặc biệt trong quý III thì các doanh nghiệp BĐS có khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng cũng như huy động trái phiếu doanh nghiệp. Chính sách thuế đối với sở hữu, sử dụng BĐS cũng còn chưa phân biệt giữa sử dụng và đầu tư kinh doanh, mua đi bán lại, dẫn đến hiện tượng đầu cơ, găm hàng BĐS…
Liên quan đến vấn đề kiểm soát tín dụng đưa vào thị trường BĐS trong quý III/2022, tham gia giải trình trong phiên chất vấn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, thị trường BĐS phát triển cần huy động nhiều nguồn lực từ các kênh, ví dụ như nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp, nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, từ ngân sách nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp và người dân.
“Vốn tín dụng chỉ là một trong các kênh vốn để phát triển thị trường BĐS” - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.
Theo bà Hồng, việc điều hành tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam phải lấy mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, đó là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống, cũng như đảm bảo ổn định được thị trường tiền tệ và ngoại hối.
“Chẳng hạn, trong điều kiện ưu tiên kiểm soát lạm phát, ưu tiên đảm bảo an toàn hệ thống thì việc mở rộng tín dụng cho thị trường BĐS sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng nhà nước trong việc đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ, chưa nói đến là sẽ đi ngược lại mục tiêu của chính sách tiền tệ. Chính vì vậy, điều hành tín dụng cũng cần phải cân nhắc hết sức thận trọng” - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giải thích.
Nhấn mạnh “sự an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng rất quan trọng”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói: “Chúng tôi xét thấy tín dụng đối với lĩnh vực BĐS là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Không phải là rủi ro tín dụng, không trả được nợ, mà kể cả một dự án hoạt động có hiệu quả, có đủ điều kiện vay vốn, thì yêu cầu về tín dụng đối với BĐS thường dài hạn và với số tiền lớn.
Trong khi đặc tính huy động vốn của các tổ chức tín dụng thường là ngắn hạn, cho nên khi cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, các tổ chức tín dụng nếu không kiểm soát tốt thì sẽ đối mặt với những rủi ro về thanh khoản, khi người dân đến thì các tổ chức tín dụng sẽ khó khăn về chi trả.
Chính vì vậy, trong quá trình kiểm soát thì Ngân hàng Nhà nước đã không kiểm soát bằng các biện pháp trực tiếp mà kiểm soát bằng các biện pháp gián tiếp. Các văn bản quy định của Ngân hàng Nhà nước thì quy định theo hướng kiểm soát rủi ro, ví dụ những khoản cho vay đối với kinh doanh BĐS thì chúng tôi áp dụng hệ số điều chỉnh rủi ro là 200% và đối với những khoản cho vay mua nhà với giá trị trên 4 tỷ đồng sẽ áp dụng hệ số rủi ro là 150%.
Trong khi đó, đối với những khoản cho vay nhà ở xã hội, nếu khoản vay dưới 1,5 tỷ đồng thì áp dụng hệ số rủi ro dưới 50%. Như vậy, chính sách của Ngân hàng Nhà nước hướng đến ưu tiên đối với cấp tín dụng những khoản cho vay đối với các nhà ở phân khúc thấp".
Đối với tín dụng cho nhà ở xã hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay Chính phủ đã có Nghị định 100 ban hành năm 2015 và năm 2021 đã sửa bằng Nghị định 49, trong đó có giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay nhà ở xã hội và giao cho các tổ chức tín dụng được chỉ định. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội là đơn vị được thực hiện theo Nghị định. Đến nay đã giải ngân với doanh số là 10.584 tỷ đồng và dư nợ đến 30/9 là 9.147 tỷ đồng.
“Đối với các tổ chức tín dụng được chỉ định trong Nghị định này, hiện nay chưa giải ngân được là bởi vì tiền cấp bù lãi suất cũng chưa được bố trí cho các tổ chức tín dụng, cho nên các tổ chức tín dụng cũng chưa thực hiện cho vay đối với chương trình theo Nghị định 100 này” - Thống đốc cho hay.
Xuân Hưng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 2/11/2022 bổ sung danh mục dự án và kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.
Ban cán sự Đảng UBND Thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với phối hợp với một số quận, huyện nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây dựng một số hầm chứa nước tại các khu vực trũng thấp để giảm úng ngập cục bộ…
Dự án có diện tích xây dựng là 89,2 ha, được chia thành 2 tiểu khu; trong đó khu đô thị 48,5 ha và khu dịch vụ du lịch 40,69 ha.
Sacombank từng là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao ngất ngưỡng trong hệ thống ngân hàng nhưng đến cuối quý 3 vừa qua, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 0,9%.
Nguyên nhân thị trường chứng khoán có những điều chỉnh như thời gian vừa qua xuất phát từ cả từ tình hình quốc tế và tình hình trong nước.
"Đến giờ phút này tôi khẳng định ông Phạm Nhật Vượng của VinGroup không nằm trong danh sách cấm xuất cảnh và hoạt động của VinGroup ổn định bình thường", Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an nói.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) hôm 26/10 đã ban hành Quyết định số 791/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt (TVB).
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ TN&MT rà soát dự thảo Nghị định quy định lấn biển, đảm bảo không hợp thức hóa các sai phạm, các trường hợp lấn biển trái pháp luật đã diễn ra trước đây…
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi UBND TP.Hà Nội về việc hướng dẫn thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án bãi đỗ xe ngầm (kết hợp dịch vụ thương mại).
3 tháng qua, nguồn cung sơ cấp thị trường căn hộ tại TP.HCM giảm xuống còn 6.600 căn; trong đó, hơn 60% nguồn cung mới có giá hơn 11 tỷ đồng/căn.