Khu đô thị và nhà ở xã hội tại xã Hưng Hòa được quảng bá rộng rãi là siêu dự án Eco Central Park Vinh. Gọi là siêu dự án vì Eco Central Park Vinh có quy mô lên đến 156,33 ha, tổng số vốn đăng ký trên 5.124 tỷ đồng.
Được giao khoảng 10 năm qua nhưng cho đến nay, Eco Central Park Vinh gần như “đóng băng”. Trao đổi với báo chí, lãnh đạo xã Hưng Hòa cho biết chính quyền đã nhiều lần có ý kiến bằng văn bản đề nghị thu hồi dự án.
Tuy nhiên, không những không bị thu hồi, gần đây, Eco Central Park Vinh còn được rao bán rầm rộ trên mạng xã hội với mức giá không hề thấp. Biệt thự đảo với diện tích từ 400 – 600m2 có giá từ 10 tỷ đồng/căn; Biệt thự đơn lập, diện tích 400m2 có giá từ 10 tỷ đồng/căn; Biệt thự song lập, diện tích từ 160 – 200m2 có giá từ 8 tỷ đồng/căn; Shophouse, diện tích 96 – 135m2 có giá từ 2,4 tỷ đồng/căn.
Thua lỗ triền miên, hàng tồn kho không nổi 1 tỷ đồng
Dự án Khu đô thị và nhà ở xã hội tại xã Hưng Hòa do Công ty Tổng Công ty hợp tác kinh tế Việt Lào (ViLaoco) làm chủ đầu tư.
ViLaoco thành lập ngày 29/3/2002 với người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Công Hồng. Ngoài ViLaoco, ông Hồng còn đại diện cho nhiều đơn vị trong hệ sinh thái Ecopark như Công ty cổ phần Tư vấn và Xây dựng Việt Hưng; Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Hồng Phong; Công ty cổ phần Đầu tư Ecopark Hải Dương; Công ty cổ phần Đầu tư Và Phát triển đô thị Ecoland; Công ty cổ phần Đầu tư môi trường Huy Hoàng Eco; Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Ecoland; Công ty cổ phần Môi trường Huy Hoàng Eco;…
Tính đến năm 2021, ViLaoco đã có 19 năm hoạt động nhưng công ty lại rơi vào tình cảnh doanh thu 0 đồng và thua lỗ triền miên. Đáng chú ý, hàng tồn kho vô cùng thấp là minh chứng của việc Eco Central Park Vinh chưa hề được triển khai.
Cụ thể, trong năm 2021 và 2020, doanh thu của ViLaoco duy trì ở mức 0 đồng. Các chi phí phát sinh rất khiêm tốn cho thấy công ty “án binh bất động”. Chi phí tài chính và chi phí bán hàng chỉ là 0 đồng. Chi phí quản ly doanh nghiệp giảm sâu từ 574 triệu đồng xuống chỉ còn 116 triệu đồng.
Kết quả là ViLaoco liên tục thua lỗ nhưng các khoản lỗ không quá lớn, lần lượt đạt 7,2 tỷ đồng (năm 2021) và 537 triệu đồng (năm 2020).
Cần nhấn mạnh hơn cả chính là chỉ tiêu Hàng tồn kho của ViLaoco vô cùng thấp, chỉ đạt 911 triệu đồng, không đổi so với cuối năm 2020 và chiếm… 0,03% tổng tài sản.
"Bơm" 575 tỷ cho cổ đông vay
Trong năm 2021, ViLaoco thực hiện tăng vốn khủng. Vào ngày 8/11/2021, ViLaoco tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 2.430 tỷ đồng. Nhờ đó, vốn chủ sở hữu tăng 2.322 tỷ đồng, tương đương 2.150% so với cuối năm 2002.
Nghĩa là trong năm, 2.322 tỷ đồng đã được các cổ đông rót thêm vào công ty. Thế nhưng, gần 2 tháng sau, trước thời điểm chốt năm 2021, 574 tỷ đồng đã được “tuồn” cho các cổ đông.
Tại ngày 31/12/2021, ViLaoco ghi nhận khoản phải thu về cho vay ngắn hạn đạt gần 575 tỷ đồng. Bên vay đa số đều là cá nhân và là cổ đông của ViLaco.
Cụ thể, ông Nguyễn Thế Trâm là “con nợ” lớn nhất của ViLaoco khi vay công ty hơn 405 tỷ đồng, lãi suất 6%/năm. Ông Lương Xuân Hà vay gần 123 tỷ đồng, lãi suất 4%/năm. Ông Nguyễn Thế Hợi, Nguyễn Thế Thân, bà Nguyễn Thị Xinh vay lần lượt 6,9 tỷ đồng; 6,9 tỷ đồng và 3,2 tỷ đồng cùng với lãi suất 4%/năm. Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị TDH Ecoland vay 30 tỷ đồng với lãi suất 7%/năm.
Tại ngày 31/12/2021, cơ cấu cổ đông của ViLaoco bao gồm: ông Nguyễn Thế Trâm (góp 51,1 tỷ đồng), ông Nguyễn Thế Thân (góp 21,9 tỷ đồng), ông Nguyễn Thế Hợi (góp 21,9 tỷ đồng), ông Lương Xuân Hà (góp 454 tỷ đồng), Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị TDH Ecoland (góp 139 tỷ đồng), bà Nguyễn Thị Xinh (góp 14,6 tỷ đồng), ông Nguyễn Công Hồng (góp 28,1 tỷ đồng). Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Sông Lam góp 1.700 tỷ đồng.
Bảo Linh
“Trong dự thảo Luật hiện nay, không còn khái niệm Nhà nước thu hồi đất để phục vụ dự án quốc phòng an ninh và làm đường thì giá thu hồi rẻ hơn đối với đất đai làm thương mại và dịch vụ.” – Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho hay.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, ngân sách Trung ương chưa bố trí được đầy đủ nguồn vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; trong giai đoạn 2016-2020 chỉ đáp ứng khoảng 35% so với nhu cầu…
Đây là 7 thửa đất thuộc khu Gạc Chợ (xã Tam Hiệp) với tổng diện tích là 839,5m2.
Theo Bộ trưởng Xây dựng, hiện nay, công tác di dời trụ sở Bộ ngành triển khai chậm do đòi hỏi nhu cầu vốn ngân sách rất lớn và các Bộ, ngành, Thành phố Hà Nội chưa triển khai đúng tiến độ việc lập quy hoạch và xây dựng các đề án di dời.
Thời gian qua công tác quy hoạch, xây dựng các công trình cao tầng trong khu vực nội đô gặp nhiều “bế tắc” khi đưa ra yêu nhưng lại không có quy định cụ thể mà chỉ dựa vào một số văn bản quy phạm pháp luật quy định chung chung.
Trong số 23 dự án UBND TP.Hà Nội đã có quyết định thu hồi đất, địa bàn huyện Thạch Thất có số lượng nhiều nhất, tiếp đến là Mê Linh với gần chục dự án khu đô thị lớn.
Theo danh sách vừa được công bố, TP Phan Thiết có 13 dự án; thị xã Lagi có 8 dự án; huyện Hàm Thuận Nam có 10 dự án; huyện Bắc Bình có 8 dự án và huyện Tuy Phong có 5 dự án.
Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% số cơ sở trên địa bàn hoàn thành việc khắc phục các tồn tại về phòng cháy, chữa cháy. Để làm được việc trên, thành phố yêu cầu áp biện pháp xử lý với 100% cơ sở không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Theo quyết định vừa được công bố, thời hạn ủy quyền cho các huyện trên lập đề án lên quận từ nay đến hết 31/12/2025.
Liên danh Công ty TNHH Đầu tư Phát triển sản xuất Hạ Long - Công ty Cổ phần Foodinco Quy Nhơn là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện cả 2 dự án khu đô thị sinh thái Thịnh Hưng 1 và 2 ở Yên Bái.