Một trong những vấn đề sẽ được các Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng trong phiên chiều nay (3/11) là vấn đề xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp và các thành phố lớn
Trong tài liệu gửi đến Đại biểu trước phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, tính đến nay, trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp, quy mô xây dựng khoảng 155.800 căn, với tổng diện tích hơn 7.790.000 m2.
Hiện đang tiếp tục triển khai 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 454.360 căn, tổng diện tích khoảng 22.718.000 m2; trong đó có 245 dự án với quy mô 300.000 căn hộ đang thực hiện thủ tục đầu tư và có 156 dự án với quy mô 156.700 căn hộ đang đầu tư xây dựng.
Đối với dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 175 dự án, quy mô xây dựng khoảng 93.090 căn hộ, với tổng diện tích khoảng 4.654.480 m2. Hiện đang tiếp tục triển khai 274 dự án, quy mô xây dựng khoảng 293.460 căn hộ, với tổng diện tích khoảng 14.673.000 m2.
Vốn ưu đãi cho nhà ở xã hội chỉ đáp ứng 35% nhu cầu - ảnh minh họa
Đối với nhà ở công nhân khu công nghiệp, đến nay đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 126 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 62.700 căn hộ, tổng diện tích 3.13 triệu m2. Hiện đang tiếp tục triển khai (bao gồm các dự án đã được chấp thuận đầu tư và đang triển khai đầu tư xây dựng) 127 dự án với quy mô xây dựng khoảng 160.900 căn hộ, tổng diện tích 8.045.000 m2
Theo báo cáo của Bộ trưởng, triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về chương trình phục hồi nền kinh tế, trong 9 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn cả nước đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 13 dự án nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp, quy mô xây dựng khoảng 6.000 căn, với tổng diện tích khoảng 300.000 m2 sàn xây dựng.
Hiện đã khởi công 17 dự án với tổng số khoảng 31.230 căn, trong đó, nhà ở xã hội 14 dự án quy mô 27.870 căn, nhà ở công nhân 03 dự án quy mô 3.360 căn.
Bộ trưởng nhận định, việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng, giúp cho hàng trăm ngàn hộ gia đình có điều kiện nâng cao chất lượng nhà ở. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra, đến nay mới đạt 7,79 triệu m2/12,5 triệu m2 theo yêu cầu, trong đó nhà ở công nhân là 3,13 triệu m2 với 62.700 căn hộ; nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị là 4,65 triệu m2 với 93.090 căn hộ.
Báo cáo Quốc hội về việc bố trí, giải ngân nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, giai đoạn 2016-2020, việc hỗ trợ vốn vay ưu đãi được thực hiện theo quy định pháp luật về nhà ở. Đối với nhà ở xã hội thì khách hàng cá nhân và Chủ đầu tư được vay vốn ưu đãi lãi suất thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội và hệ thống ngân hàng thương mại được Nhà nước chỉ định.
Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, giai đoạn này đã phân bổ 3.163/9.000 tỷ đồng, chiếm 35% nhu cầu giai đoạn 2016-2020, để cho các đối tượng cá nhân vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.
Đối với các tổ chức tín dụng được Nhà nước chỉ định (04 Ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định) không được bố trí nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho vay nhà ở xã hội. Vì vậy, trong giai đoạn 2016-2020 không có chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân nào được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi.
Giai đoạn từ đầu năm 2022 đến nay, theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách, đến tháng 10/2022, trên cả nước đã giải ngân được 2.306 tỷ đồng cho 6.673 khách hàng thuộc đối tượng vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà công nhân, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo quy định của Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 31/01/2022.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, hiện vẫn còn một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi tại Luật Nhà ở và các luật khác liên quan, tập trung vào 5 nhóm vấn đề.
Về tổ chức thực hiện, Ngân sách Trung ương chưa bố trí được đầy đủ nguồn vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Theo đó, vốn bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2016-2020 đạt thấp, khoảng 3.163/9.000 tỷ đồng (chỉ đáp ứng khoảng 35% so với nhu cầu của Ngân hàng Chính sách xã hội).
Trong khi đó, nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng để cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP đến nay vẫn chưa được bố trí.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng đánh giá, nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đến phát triển nhà ở xã hội; Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp chưa quan tâm đến nhà ở cho công nhân, người lao động của mình.
Bộ trưởng cũng chỉ rõ, nhiều địa phương chưa quan tâm đến việc phát triển nhà ở xã hội; việc dành quỹ đất 20% thuộc các khu đô thị mới, các dự án nhà ở thương mại chưa được thực hiện triệt để hoặc chưa được sử dụng đúng mục đích; thiếu quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại vị trí thuận lợi ở các đô thị lớn;
Cùng với đó, nhiều khu công nghiệp được hình thành nhưng chưa bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân; chưa quan tâm đúng mức tới việc hỗ trợ chủ đầu tư trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào dự án nhà ở xã hội theo quy định.
“Mặc dù Nhà nước đã có nhiều ưu đãi cho nhà ở xã hội, tuy nhiên các cơ chế chính sách ưu đãi hiện nay chưa đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhất là nhà ở xã hội cho thuê.” – báo cáo của Bộ Xây dựng nhận định.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh nghị cho biết, trong thời gian tới, Bộ Xây dựng tiếp tục tập trung nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014 đồng bộ với Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi) và các văn bản pháp luật khác có liên quan, trong đó sửa đổi các cơ chế, chính sách cho nhóm đối tượng thu nhập thấp, quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện thụ hưởng; việc quy hoạch, dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; việc lựa chọn chủ đầu tư dự án; các cơ chế chính sách ưu đãi của nhà nước…
Xuân Hưng
Đây là 7 thửa đất thuộc khu Gạc Chợ (xã Tam Hiệp) với tổng diện tích là 839,5m2.
Theo Bộ trưởng Xây dựng, hiện nay, công tác di dời trụ sở Bộ ngành triển khai chậm do đòi hỏi nhu cầu vốn ngân sách rất lớn và các Bộ, ngành, Thành phố Hà Nội chưa triển khai đúng tiến độ việc lập quy hoạch và xây dựng các đề án di dời.
Thời gian qua công tác quy hoạch, xây dựng các công trình cao tầng trong khu vực nội đô gặp nhiều “bế tắc” khi đưa ra yêu nhưng lại không có quy định cụ thể mà chỉ dựa vào một số văn bản quy phạm pháp luật quy định chung chung.
Trong số 23 dự án UBND TP.Hà Nội đã có quyết định thu hồi đất, địa bàn huyện Thạch Thất có số lượng nhiều nhất, tiếp đến là Mê Linh với gần chục dự án khu đô thị lớn.
Theo danh sách vừa được công bố, TP Phan Thiết có 13 dự án; thị xã Lagi có 8 dự án; huyện Hàm Thuận Nam có 10 dự án; huyện Bắc Bình có 8 dự án và huyện Tuy Phong có 5 dự án.
Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% số cơ sở trên địa bàn hoàn thành việc khắc phục các tồn tại về phòng cháy, chữa cháy. Để làm được việc trên, thành phố yêu cầu áp biện pháp xử lý với 100% cơ sở không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Theo quyết định vừa được công bố, thời hạn ủy quyền cho các huyện trên lập đề án lên quận từ nay đến hết 31/12/2025.
Liên danh Công ty TNHH Đầu tư Phát triển sản xuất Hạ Long - Công ty Cổ phần Foodinco Quy Nhơn là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện cả 2 dự án khu đô thị sinh thái Thịnh Hưng 1 và 2 ở Yên Bái.
Lý do thu hồi là để thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Quy hoạch đô thị hiện hành quy định thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị là UBND cấp huyện thuộc tỉnh.
Bộ TN&MT đề nghị các tỉnh, thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn bộ các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm; xử lý nghiêm, triệt để...