Ảnh minh họa.
Thông tin trên được Bộ Xây dựng cho biết tại báo cáo vừa được gửi tới Quốc hội trước phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị.
Cụ thể, tại báo cáo trên, Bộ Xây dựng cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra Sở Xây dựng các địa phương đã triển khai thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, trong đó có hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS).
Theo đó, Thanh tra Bộ Xây dựng đã triển khai 15 đoàn thanh tra về hoạt động kinh doanh BĐS. Sau thanh tra đã chỉ ra các vi phạm, đã kiến nghị xử lý về hành chính đối với 28 tổ chức và ban hành 28 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt là 5,4 tỷ đồng.
Đồng thời, định hướng cho Thanh tra Sở Xây dựng các địa phương triển khai thanh tra liên quan đến hoạt động kinh doanh BĐS.
Theo đó, giai đoạn từ đầu năm 2020 đến hết tháng 9/2022, Thanh tra Sở Xây dựng 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã triển khai 441 lượt kiểm tra về hoạt động kinh doanh BĐS, ban hành 77 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt là 29,2 tỷ đồng.
Theo báo cáo, những vi phạm bị xử phạt, gồm: Kinh doanh không đủ điều kiện năng lực về tài chính; bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai chưa được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư với khách hàng; tổng số tiền thu các đợt của khách hàng mua nhà trước khi bàn giao nhà vượt tỷ lệ quy định mà không có thỏa thuận với khách hàng; tính diện tích căn hộ không theo kích thước thông thủy; chậm thực hiện các thủ tục với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo thời hạn quy định; bố trí diện tích dành cho nhà ở xã hội không bảo đảm tỷ lệ 20% theo quy định; chuyển nhượng toàn bộ dự án khi chưa đủ điều kiện theo quy định của Luật Kinh doanh BĐS; không công bố thông tin về dự án theo quy định; không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về tình hình kinh doanh bất động sản với Sở Xây dựng địa phương...
Theo Bộ Xây dựng, cùng với việc thực hiện công tác thanh tra theo kế hoạch, lãnh đạo Bộ Xây dựng đã chỉ đạo Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về nhà ở và thị trường BĐS tại địa phương.
Từ năm 2018 đến tháng 10/2022 đã tổ chức 15 Đoàn kiểm tra tại các tỉnh, TP: Bắc Ninh, Cần Thơ, Hải Phòng, Điện Biên, Hà Giang, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Bình Định. Qua đó phát hiện tồn tại, hạn chế về quản lý thị trường BĐS và đề nghị khắc phục....
Minh Quân
Tại Tờ trình về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ nêu rõ những chính sách mới, quan trọng của dự thảo Luật, trong đó có việc bỏ quy định khung giá đất; đồng thời quy định cụ thể nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá trị thị trường...
Theo Bộ Xây dựng, trong quý III, tại các địa phương không còn tình trạng tăng nóng, sốt cục bộ như những tháng đầu năm.
Một số khu vực có mức giá giao dịch giảm mạnh, gồm: quận Hà Đông, huyện Thanh Trì và Hoài Đức (Hà Nội); quận 12, huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh); huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu)…
Giá giao dịch căn hộ chung cư trong quý 3/2022 cơ bản ổn định so với quý trước. Riêng tại Hà Nội và TP.HCM, giá nhà ở chung cư tại một số khu vực vẫn tăng.
Hiện nay có đến 70% tài sản đảm bảo tại các ngân hàng là bất động sản, nếu cho vay ồ ạt khi giá BĐS bị đẩy quá cao, bản thân các ngân hàng sẽ là bên chịu nhiều rủi ro khi thị trường gặp biến động...
9 tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản TP.HCM đã có dấu hiệu dần phục hồi trở lại với nguồn cung 11.600 căn nhà, tăng 70,5 % so với 9 tháng đầu năm 2021.
Tại Hà Nội, giá đất nền ở một số dự án bình quân vẫn tăng hơn 20% so với 2021 và khoảng 5% so với đầu năm. Cá biệt, một số khu vực như Mê Linh, giá bán ở một số dự án được đẩy lên tới 100 triệu đồng/m2.
Bỏ khung giá đất sẽ có lợi hơn có hại. Có thể giá nhà sẽ cao hơn nhưng ở mức độ nào đó để thị trường chấp nhận được, thậm chí có thể tự điều tiết giá nên hoàn toàn có thể yên tâm về câu chuyện này.
Đó là khẳng định của Bộ Xây dựng khi trả lời cử tri TP.HCM về đề nghị nghiên cứu tham mưu Chính phủ trình Quốc hội quan tâm, xem xét thật kỹ trước khi thông qua quy định về thời gian sở hữu căn hộ chung cư để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của người sở hữu căn hộ chung cư.
Trong quý 3/2022, trên địa bàn Thủ đô chỉ có một dự án nhà ở thương mại được cấp phép với 90 căn nhà riêng lẻ; trong khi đó, không có dự án nhà ở xã hội được cấp phép mới.