Ảnh minh hoạ.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có báo cáo đánh giá thị trường bất động sản 9 tháng đầu năm 2022 và kiến nghị một số giải pháp để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Tại báo cáo vừa gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, HoREA cho biết, sau năm 2017 là năm thị trường bất động sản TP.HCM tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua với tổng số 42.991 căn nhà, từ năm 2018 đến nay đã xuất hiện tình trạng lệch pha cung - cầu, sụt giảm nguồn cung dự án dẫn đến sụt giảm nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là nhà ở vừa túi tiền.
Cụ thể, năm 2018 nguồn cung chỉ có 28.316 căn nhà, bằng 65,8 % so với năm 2017. Năm 2019 nguồn cung chỉ có 23.046 căn nhà, bằng 53,6 % so với năm 2017. Năm 2020 nguồn cung chỉ có 16.895 căn nhà, bằng 39,2 % so với năm 2017. Năm 2021 nguồn cung chỉ có 14.443 căn nhà, bằng 33,6 % so với năm 2017.
Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2022, các lĩnh vực của nền kinh tế thành phố phục hồi và tăng trưởng mạnh sau dịch Covid-19 nhưng chỉ riêng thị trường bất động sản là tăng trưởng âm (-5,82%).
Tuy nhiên, sau 9 tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu dần phục hồi trở lại với nguồn cung 11.600 căn nhà, tăng 70,5 % so với 9 tháng đầu năm 2021. Mặc dù vậy, số lượng nhà ở này cũng chỉ bằng khoảng 36% so với cùng kỳ năm 2017 và chưa đáp ứng nhu cầu nhà ở rất lớn của thị trường.
Dẫn báo cáo của Sở Xây dựng, HoREA cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2022, thành phố có 21 dự án đủ điều kiện huy động vốn với tổng số 11.600 căn nhà; trong đó có 10.166 căn hộ chung cư chiếm 87,6% và 1.434 căn nhà thấp tầng chiếm 12,4% tổng số nhà ở đưa ra thị trường.
Riêng nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân lao động trong 9 tháng đầu năm 2022, thành phố đã khởi công xây dựng 4 dự án nhà ở xã hội và 1 dự án nhà lưu trú công nhân Khu chế xuất Linh Trung 2.
“Thị trường bất động sản đã xuất hiện tình trạng giá nhà tăng liên tục trong 5 năm gần đây. Giá nhà bình dân (khoảng 2 tỷ đồng trở lại, dưới 30 triệu đồng/m2) cũng đã cao hơn khoảng 20 lần mức thu nhập trung bình của xã hội”, HoREA nhận định.
Đáng chú ý, tại báo cáo trên, HoREA cho biết, từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn thành phố đã xuất hiện dự án và căn hộ bất động sản “siêu sang” với giá rao bán lên đến trên dưới 500 triệu đồng/m2, cá biệt có mức giá đến 1 tỷ đồng/m2.
“Hiện nay, tuy thị trường bất động sản đã có dấu hiệu giảm tốc, chậm lại, trầm lắng, giao dịch nhà đất sụt giảm trên dưới 50% tùy theo dự án và tùy theo khu vực nhưng giá nhà đất vẫn còn neo giữ mức giá cao do doanh nghiệp và cả nhà đầu tư có tâm lý kỳ vọng thị trường sẽ được cải thiện trong những tháng cuối năm.
Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính lớn (thường chiếm đến 50-70%) nên sức chịu đựng có hạn cho nên đến một thời điểm không chịu đựng nổi thì có thể đành phải “xả hàng”, thậm chí chấp nhận “bán cắt lỗ” để bảo tồn phần vốn còn lại”, HoREA nhận định.
Minh Quân
Tại Hà Nội, giá đất nền ở một số dự án bình quân vẫn tăng hơn 20% so với 2021 và khoảng 5% so với đầu năm. Cá biệt, một số khu vực như Mê Linh, giá bán ở một số dự án được đẩy lên tới 100 triệu đồng/m2.
Bỏ khung giá đất sẽ có lợi hơn có hại. Có thể giá nhà sẽ cao hơn nhưng ở mức độ nào đó để thị trường chấp nhận được, thậm chí có thể tự điều tiết giá nên hoàn toàn có thể yên tâm về câu chuyện này.
Đó là khẳng định của Bộ Xây dựng khi trả lời cử tri TP.HCM về đề nghị nghiên cứu tham mưu Chính phủ trình Quốc hội quan tâm, xem xét thật kỹ trước khi thông qua quy định về thời gian sở hữu căn hộ chung cư để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của người sở hữu căn hộ chung cư.
Trong quý 3/2022, trên địa bàn Thủ đô chỉ có một dự án nhà ở thương mại được cấp phép với 90 căn nhà riêng lẻ; trong khi đó, không có dự án nhà ở xã hội được cấp phép mới.
Việc siết chặt tín dụng tiếp tục khiến giá bán sơ cấp trung bình của thị trường biệt thự giảm -14% theo quý và giá liền kề giảm -9%.
Trong quý 3 vừa qua, nguồn cung căn hộ mới gồm 5.353 căn, tăng 235% theo quý và 69% theo năm. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 47 triệu VNĐ/m2, tăng 5% theo quý và 11% theo năm.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh (HoREA) có một số “chỉ dấu” cho thấy thị trường bất động sản chưa thật sự minh bạch, an toàn, lành mạnh và bền vững.
UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra các vi phạm trong việc tách thửa, phân lô, bán nền làm phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.
Hiện nay, các chủ đầu tư, người mua nhà và nhà đầu tư thứ cấp trên thị trường bất động sản khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn khác.
Trong tương lai gần, lĩnh vực bất động sản sẽ khó thu hút được nguồn vốn tín dụng và trái phiếu khi việc cấp hạn mức tín dụng dựa trên năng lực của từng ngân hàng...