Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tại Tọa đàm "Giải pháp nào để xác định giá đất tiệm cận thị trường?” được Báo Tiền Phong tổ chức sáng nay.
Cụ thể, trao đổi tại buổi toạ đàm trên, ông Nguyễn Văn Đính cho biết, khung giá đất lâu nay không tính toán đúng thực chất giá trị tài sản đất đai nên tiền đền bù cho người dân khi bị Nhà nước thu hồi đất chưa sát giá thị trường. Hậu quả là khiếu kiện khiếu nại, thời gian giải phóng mặt bằng kéo dài, nhiều dự án bị đình trệ hàng chục năm, phải điều chỉnh tổng vốn đầu tư. Do đó, bỏ khung giá đất sau gần 30 năm áp dụng tại Việt Nam (từ 1993) là phù hợp với thực tiễn.
Hiện theo Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, mặc dù bỏ khung giá đất nhưng vẫn duy trì bảng giá đất để áp dụng cho nhiều trường hợp giống như Luật Đất đai năm 2013. Nguyên tắc Nhà nước quản lý giá đất không thay đổi.
Tại Điều 19 Dự thảo quy định Nhà nước quyết định giá đất thông qua việc quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất; ban hành bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể.
“Như vậy, thực chất của bỏ khung giá đất không có nghĩa là bỏ sự quản lý của Nhà nước đối với việc định giá đất ở địa phương mà chỉ bỏ đi một khâu trung gian có tính chất “tiền kiểm” trong quá trình định giá đất để thay thế bằng “hậu kiểm”, giúp tăng tính chủ động cho mỗi địa phương nhưng không làm mất đi tính giám sát, kiểm soát của Trung ương về giá đất”, ông Đính phân tích.
Phân tích kỹ thêm, ông Đính cho biết, khi giá đền bù thỏa đáng, hiện tượng khiếu kiện giảm sẽ giúp việc triển khai dự án được đẩy nhanh hơn, qua đó chủ đầu tư sẽ chủ động được việc tính toán đưa ra các phương án từ đầu, hiệu quả kinh tế mang lại lớn hơn dù có thể chi phí đầu vào cao hơn.
Mỗi chủ trương đều có mặt lợi và hại. Vì vậy, cần có cách làm, hướng đi rõ ràng cho người dân, doanh nghiệp nhằm phát huy điểm tốt và hạn chế tiêu cực. Bỏ khung giá đất sẽ có lợi hơn có hại. Có thể giá nhà sẽ cao hơn, nhưng cao hơn ở mức độ nào đó để thị trường chấp nhận được, thậm chí thị trường có thể tự điều tiết giá, hoàn toàn có thể yên tâm về câu chuyện này.
“Khi triển khai bỏ khung giá đất và xây dựng cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường cần có hệ thống định giá, chỉ số giá trên thị trường để làm cơ sở kiểm soát ‘mềm’ hiệu quả mà không cần kiểm soát cứng, tức là lại phải có bộ phận này, bộ phận kia để phê duyệt, thẩm định giá đó là đúng. Và khi có chỉ số giá của thị trường hàng ngày biến động, dựa trên nền tảng đó để đối chiếu với thời điểm phê duyệt có phù hợp hay không”, ông Đính nêu quan điểm.
Tuấn Minh
Đó là khẳng định của Bộ Xây dựng khi trả lời cử tri TP.HCM về đề nghị nghiên cứu tham mưu Chính phủ trình Quốc hội quan tâm, xem xét thật kỹ trước khi thông qua quy định về thời gian sở hữu căn hộ chung cư để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của người sở hữu căn hộ chung cư.
Trong quý 3/2022, trên địa bàn Thủ đô chỉ có một dự án nhà ở thương mại được cấp phép với 90 căn nhà riêng lẻ; trong khi đó, không có dự án nhà ở xã hội được cấp phép mới.
Việc siết chặt tín dụng tiếp tục khiến giá bán sơ cấp trung bình của thị trường biệt thự giảm -14% theo quý và giá liền kề giảm -9%.
Trong quý 3 vừa qua, nguồn cung căn hộ mới gồm 5.353 căn, tăng 235% theo quý và 69% theo năm. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 47 triệu VNĐ/m2, tăng 5% theo quý và 11% theo năm.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh (HoREA) có một số “chỉ dấu” cho thấy thị trường bất động sản chưa thật sự minh bạch, an toàn, lành mạnh và bền vững.
UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra các vi phạm trong việc tách thửa, phân lô, bán nền làm phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.
Hiện nay, các chủ đầu tư, người mua nhà và nhà đầu tư thứ cấp trên thị trường bất động sản khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn khác.
Trong tương lai gần, lĩnh vực bất động sản sẽ khó thu hút được nguồn vốn tín dụng và trái phiếu khi việc cấp hạn mức tín dụng dựa trên năng lực của từng ngân hàng...
Mới đây, Chính phủ đã trình Quốc hội Tờ trình tóm tắt về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) có nội dung mới quy định mức thuế cao hơn đánh vào người sở hữu nhiều nhà, đất. Theo các chuyên gia, việc đánh thuế là cần thiết nhưng phải cụ thể đánh thuế mức nào và đối tượng ra sao để bảo vệ quyền lợi của những người yếu thế. Cùng với đó, một vấn đề cũng được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm đó là làm thế nào để gỡ vướng trong thủ tục tiếp cận đất đai.
Cuối tháng 8 vừa qua, UBND TP.HCM vừa ban hành quy định về hệ số điều chỉnh giá đất (K) mới và được đánh giá sát với thực tế thị trường bất động sản hiện nay. Bên cạnh đó, nội dung bỏ khung giá đất cũng được đề xuất trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Chuyên gia Savills nhận định những thay đổi liên quan đến việc điều chỉnh hệ số K sẽ góp phần thúc đẩy vấn đề bồi thường và giải phóng mặt bằng - bài toán nan giải trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.