Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Chiều nay (3/11), Quốc hội bắt đầu tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Các phiên chất vấn kéo dài trong 3 ngày (3,4,5/11) để chất vấn Thủ tướng và 4 bộ trưởng về các vấn đề xây dựng, nội vụ, thông tin và truyền thông, thanh tra.
Theo chương trình, nhóm vấn đề đầu tiên được chất vấn thuộc lĩnh vực xây dựng, với người trả lời chất vấn chính là Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Nội dung chất vấn được các đại biểu lựa chọn bao gồm thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý phát triển đô thị của Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn. Việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô Hà Nội.
Quản lý thị trường bất động sản; việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh bất động sản. Việc xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân lao động, nhất là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp và các thành phố lớn.
Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong xây dựng, ban hành, thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn giá, định mức trong xây dựng cơ bản. Việc kiểm soát giá và bảo đảm nguồn nguyên, vật liệu để xây dựng các công trình, dự án, nhất là các dự án quan trọng quốc gia.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Lao động-Thương binh và Xã hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Kiểm toán Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan trong nội dung này.
Nhóm vấn đề chất vấn thứ 2 thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông với các nội dung: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, xây dựng chính phủ số, chính quyền số. Công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia. Việc tiếp cận thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Việc quản lý các thuê bao, đầu số của các nhà mạng; công tác kiểm tra, quản lý các trang mạng, trang thông tin điện tử và các nền tảng trực tuyến khác. Việc xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên các trang thông tin điện tử, thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân.
Người trả lời chất vấn chính là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Công an, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Nhóm vấn đề thứ 3 thuộc lĩnh vực nội vụ, gồm các nội dung: Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng hệ thống vị trí việc làm gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và việc triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức. Việc ban hành các văn bản thực hiện quy định của Bộ luật Lao động về tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nhận xét, đánh giá, xử lý vi phạm.
Nguyên nhân, giải pháp trước tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc gia tăng trong thời gian gần đây, nhất là lĩnh vực, vị trí địa bàn đông dân cư, chịu nhiều áp lực công việc (như viên chức y tế…). Việc bảo đảm biên chế cho ngành giáo dục, đáp ứng yêu cầu dạy-học.
Giải pháp giải quyết những vấn đề khó khăn, bất cập của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố (về số lượng người làm việc, về chế độ, chính sách…), nhất là công chức cấp xã dôi dư sau sắp xếp.
Người trả lời chất vấn chính là Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Lao động-Thương binh và Xã hội cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Nhóm vấn đề thứ 4 thuộc lĩnh vực thanh tra gồm các nội dung: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thanh tra, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật; biện pháp xử lý, thu hồi tài sản sau thanh tra, việc xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm, nhất là những nơi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra.
Công tác phối hợp và giải pháp khắc phục chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Người trả lời chất vấn là Tổng Thanh tra Chính phủ. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Công an, Tư pháp; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là người cuối cùng trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội.
Xuân Hưng
Chỉ tính riêng 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thanh tra các Sở Xây dựng đã ban hành 77 quyết định xử phạt tổ chức, cá nhân vi phạm trong kinh doanh bất động sản.
Tại Tờ trình về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ nêu rõ những chính sách mới, quan trọng của dự thảo Luật, trong đó có việc bỏ quy định khung giá đất; đồng thời quy định cụ thể nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá trị thị trường...
Theo Bộ Xây dựng, trong quý III, tại các địa phương không còn tình trạng tăng nóng, sốt cục bộ như những tháng đầu năm.
Một số khu vực có mức giá giao dịch giảm mạnh, gồm: quận Hà Đông, huyện Thanh Trì và Hoài Đức (Hà Nội); quận 12, huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh); huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu)…
Giá giao dịch căn hộ chung cư trong quý 3/2022 cơ bản ổn định so với quý trước. Riêng tại Hà Nội và TP.HCM, giá nhà ở chung cư tại một số khu vực vẫn tăng.
Hiện nay có đến 70% tài sản đảm bảo tại các ngân hàng là bất động sản, nếu cho vay ồ ạt khi giá BĐS bị đẩy quá cao, bản thân các ngân hàng sẽ là bên chịu nhiều rủi ro khi thị trường gặp biến động...
9 tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản TP.HCM đã có dấu hiệu dần phục hồi trở lại với nguồn cung 11.600 căn nhà, tăng 70,5 % so với 9 tháng đầu năm 2021.
Tại Hà Nội, giá đất nền ở một số dự án bình quân vẫn tăng hơn 20% so với 2021 và khoảng 5% so với đầu năm. Cá biệt, một số khu vực như Mê Linh, giá bán ở một số dự án được đẩy lên tới 100 triệu đồng/m2.
Bỏ khung giá đất sẽ có lợi hơn có hại. Có thể giá nhà sẽ cao hơn nhưng ở mức độ nào đó để thị trường chấp nhận được, thậm chí có thể tự điều tiết giá nên hoàn toàn có thể yên tâm về câu chuyện này.
Đó là khẳng định của Bộ Xây dựng khi trả lời cử tri TP.HCM về đề nghị nghiên cứu tham mưu Chính phủ trình Quốc hội quan tâm, xem xét thật kỹ trước khi thông qua quy định về thời gian sở hữu căn hộ chung cư để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của người sở hữu căn hộ chung cư.