Thứ 5 ngày 21 tháng 11 năm 2024 / 19:59

Hà Nội nghiên cứu xây hầm chứa nước để giảm úng ngập cục bộ

Ban cán sự Đảng UBND Thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với phối hợp với một số quận, huyện nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây dựng một số hầm chứa nước tại các khu vực trũng thấp để giảm úng ngập cục bộ…

Hà Nội nghiên cứu xây hầm chứa nước để giảm úng ngập cục bộ |

Hà Nội nghiên cứu xây hầm chứa nước để giảm úng ngập cục bộ

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

Trình bày báo cáo về công tác tiêu thoát nước, giải pháp chống úng ngập trên địa bàn thành phố Hà Nội tại hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cho biết, Hà Nội mới chỉ thực hiện đầu tư cơ bản hoàn chỉnh hệ thống thoát nước khu vực nội thành thuộc khu vực sông Tô Lịch với diện tích 77,5km2; còn lại các khu vực khác mới bắt đầu hoặc đang nghiên cứu đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước.

Theo Phó Chủ tịch TP, những năm gần đây, tình hình phát triển đô thị nhanh, trong khi hệ thống thoát nước đô thị chưa được đầu tư đồng bộ. Một số khu vực có cốt địa hình thấp nên với những trận mưa có cường độ đến 70mm/h sẽ xuất hiện 11 điểm úng ngập, với lượng mưa đến 100mm/h xuất hiện 30 điểm úng ngập tại các tuyến phố chính và một số điểm ngập nhỏ lẻ khác tại các ngõ ngách khu dân cư và cục bộ một số đoạn trên các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ do chưa có hệ thống thoát nước đô thị.

Lý giải những nguyên nhân gây úng ngập, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho rằng, do các điểm úng ngập ở vị trí điểm trũng, xa nguồn xả, cao độ nền thấp hơn khu vực xung quanh nên khi mưa lớn, nước chảy theo mặt đường dồn về nhanh gây ra các điểm ngập cục bộ.

1_20221102143531.jpg Ngập nặng khu vực đại lộ Thăng Long.

Mặt khác theo ông Dương Đức Tuấn, hệ thống thoát nước vận hành theo nguyên lý tự chảy, các nguồn xả, trạm bơm đầu mối hiện nay chưa được xây dựng hoàn thiện đồng bộ theo quy hoạch.

Cùng với đó, lượng mưa thực tế vượt lượng mưa tính toán và khả năng của hệ thống thoát nước hiện trạng, làm cho hệ thống thoát nước luôn quá tải dẫn đến thời gian tập trung nước vào hệ thống nhanh, gây ra úng ngập cục bộ.

Ngoài ra, ông Dương Đức Tuấn cũng đánh giá, quá trình đô thị hóa nhanh nhưng công tác đầu tư hệ thống thoát nước chưa theo kịp, đặc biệt khu vực ngoại thành đối với các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ. Hệ thống hồ điều hòa theo quy hoạch còn thiếu, nhiều ao hồ trong nội thành bị thu hẹp diện tích do phát triển đô thị hoặc chưa tham gia tích nước điều hòa thoát nước đô thị.

Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố, thời gian tới, để giải quyết tình trạng thoát nước khu vực đô thị, nâng tỷ lệ nước thải đô thị đạt tiêu chuẩn vào năm 2025, Ban cán sự Đảng UBND Thành phố giao Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với một số sở, ngành, đơn vị nghiên cứu, đề xuất giải pháp căn cơ, lâu dài, như đầu tư các trạm bơm tiêu thoát nước đô thị, nâng cấp hệ thống thoát nước lưu vực tả Nhuệ, hữu Nhuệ, lưu vực Bắc Sông Hồng…

Cùng với đó, khảo sát và đề xuất phương án xử lý thoát nước tại một số khu vực hầm chui dân sinh Đại lộ Thăng Long; phối hợp với một số quận, huyện nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây dựng một số hầm chứa nước tại các khu vực trũng thấp để giảm úng ngập cục bộ…

Liên quan đến giải pháp chống ngập cục bộ, trong một phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà từng cho rằng, phải có những dự báo dài hạn cho các loại hình thời tiết cực đoan, từ đó làm cơ sở để thiết kế hạ tầng ứng phó.

Ông Trần Hồng Hà cũng đề xuất xây dựng hệ thống trữ nước để ứng phó với các trường hợp thời tiết cực đoan. "Ví dụ như tại Nhật Bản, có khu vực được bố trí những đường ngầm (còn gọi là hầm chứa lớn) vừa giữ lượng nước khi hạn hán có thể sử dụng, trong thời điểm mưa lớn những hầm chứa này trở thành nơi chứa nước. Trong trường hợp ngập lụt ở nơi xung yếu thì họ chỉ cần điều chỉnh hệ thống là những sân vận động, cánh đồng trở thành nơi chứa nước" - Bộ trưởng trần Hồng Hà nói.

Xuân Hưng

Theo: vnmedia.vn copy https://vnmedia.vn/su-kien-va-van-de/202211/ha-noi-nghien-cuu-xay-ham-chua-nuoc-de-giam-ung-ngap-cuc-bo-d4f421d/

Tin liên quan