Theo thông tin mới cập nhật, ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã KBC) vừa có thông báo đính chính về việc đăng ký mua vào 50 triệu cổ phiếu để tăng tỷ lệ sở hữu như sau:
Trong sáng ngày 10/11/2022, ông Tâm đã công bố thông tin về việc mua vào 50 triệu cổ phiếu KBC. Tuy nhiên, sau khi xem xét lại nếu thực hiện giao dịch này dẫn đến tổng số cổ phiếu do ông Tâm và những người liên quan sở hữu sẽ bị vượt quá 25% số cổ phần đang lưu hành của KBC.
Như vậy, ông Tâm và những người liên quan sẽ phải tuân thủ quy định về chào mua công khai.
Vì vậy, vị chủ tịch KBC đã công bố thông tin đính chính với số lượng cổ phiếu mua vào là 25 triệu đơn vị. Sau khi kết thúc việc mua vào lần này, ông Tâm cùng những người liên quan sẽ xem xét quy trình để tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu KBC.
Thời gian giao dịch dự kiến giữ nguyên từ ngày 15/11 đến ngày 14/12 theo hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, ông Đặng Thành Tâm sẽ nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên gần 138,7 triệu đơn vị, tương đương 18,065% vốn điều lệ tại KBC.
Tạm tính theo thị giá hiện tại của KBC là 13.350 đồng/cp, ông Đặng Thành Tâm dự chi khoảng 334 tỷ đồng để mua thành công số lượng cổ phiếu đã đăng ký.
Động thái gom cổ phiếu của vị chủ tịch diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu KBC đang trượt sâu xuống vùng đáy 2 năm. Cổ phiếu này hiện đã ghi nhận mức giảm 70% so với đỉnh đạt được cuối năm ngoái.
Dương Ngọc
Mở đầu phiên 10/11, NVL tiếp tục giảm sàn xuống 44.950 đồng/cp, khối lượng dư bán sàn lên tới gần 27 triệu đơn vị.
Để giúp các doanh nghiệp (DN) có thể thích ứng và ứng phó có hiệu quả với khủng hoảng, các cú sốc bất ngờ trong tương lai đòi hỏi phải có những giải pháp trong cả ngắn hạn và dài hạn.
5 phiên liên tiếp cổ phiếu NVL đều giảm kịch sàn và đóng cửa trong tình trạng dư bán giá sàn hàng chục triệu đơn vị.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu cho biết cuộc họp chủ yếu để lãnh đạo Chính phủ nắm vững tình hình, hiện chưa có kết luận và giải pháp cụ thể.
Theo một số doanh nghiệp bất động sản phía Nam, nhiều doanh nghiệp đã bày tỏ bức xúc về một số vướng mắc cần được tháo gỡ trong chính sách, pháp lý, tài chính… tại cuộc họp do Phó thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì hôm nay 8-11.
Cổ phiếu PDR đã giảm gần 50% so với đỉnh xuống mức thấp nhất trong vòng 20 tháng kể từ 3/2021. Vốn hóa cũng theo đó bị thổi bay 23.600 tỷ đồng (~1 tỷ USD) sau hơn một năm.
Thị trường chứng khoán diễn biến tiêu cực, nhiều cổ phiếu đã giảm giá 50-70% từ đỉnh. Giũa lúc thị trường khó khăn này, những đăng ký giao dịch của các lãnh đạo doanh nghiệp, người nhà,... đang được nhà đầu tư đặc biêt quan tâm. Tháng 11, dự kiến, tổng giá trị mua ròng từ cổ đông nội bộ là 2,3 nghìn tỷ đồng.
Khi dòng tiền từ ngân hàng trở nên khó khăn, vốn từ thị trường chứng khoán co hẹp, trái phiếu đang bị siết bởi các quy định, nhiều doanh nghiệp địa ốc buộc phải tìm kiếm hình thức huy động nguồn vốn mới.
Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (công ty con sở hữu gián tiếp của Tập đoàn Masan) vừa huy động thành công 210 tỷ đồng trái phiếu. Trước đó, doanh nghiệp này cũng trải qua 2 đợt phát hành trái phiếu khác với tổng giá trị 790 tỷ đồng.
Trong khi cổ phiếu CEO rớt còn 13.600 đồng/cổ phiếu, hàng tồn kho tăng 128% lên 546,83 tỷ đồng, nợ phải trả tăng gần 73% lên 670,85 tỷ đồng, CEO Group vẫn báo lãi gần 3 tỷ đồng trong quý III/2022.