Thị trường bất động sản đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái.
Doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu đến 40% giá hợp đồng.
Chia sẻ tại cuộc họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái mới đây, lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản phía Nam cho biết, 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và kinh doanh, mà nguyên nhân chủ yếu là do một số quy định pháp luật không đồng bộ, thống nhất.
Vị lãnh đạo doanh nghiệp cho biết thủ tục hành chính rắc rối, phức tạp, thiếu đồng bộ, liên thông làm kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục hành chính đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại (mất khoảng 3-5 năm).
Bên cạnh đó, cũng có tình trạng tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý trong một số cán bộ công chức dẫn đến đùn đẩy hồ sơ, không dám đề xuất, không dám quyết định. Làm mất cơ hội kinh doanh và tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp.
Cũng ghi nhận tình trạng trên, trao đổi riêng với chúng tôi, ông Bùi Khắc Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai cũng thừa nhận thị trường bất động sản rơi vào tình trạng chung đang rất khó khăn.
Đặc biệt, nguyên nhân lớn nhất là các khung pháp lý, các Luật “đinh” của thị trường như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đang trong thời gian sửa đổi dẫn đến tình trạng “không ai dám làm, không dám phê duyệt”. Thủ tục đầu tư kéo dài gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó tác động của một số doanh nghiệp làm không chuẩn chỉ, gây nên những tiêu cực, những vấn đề về lợi ích ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và người làm thật.
Ông Sơn cho biết, một số nguyên nhân khác đến từ khó khăn trong nguồn vốn tín dụng, việc kiểm soát dòng tín dụng vào thị trường bất động sản cũng là một biểu hiện. Song, thực tế với các doanh nghiệp làm dự án phục vụ nhu cầu ở thực của người dân thực tế không quá phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng như vậy vì họ có chiến lược sử dụng vốn rất dài hạn.
“Việc hạn chế tín dụng một thời điểm sẽ có tác động nhưng không phải không quá lớn với thị trường. Vấn đề quan trọng hiện nay là thủ tục pháp lý vẫn còn bất cập. Các nhà phát triển bất động sản và cả người mua đang mất lòng tin, ảnh hưởng xấu đến thị trường và cả nền kinh tế” – ông Bùi Khắc Sơn chia sẻ.
Ông Bùi Khắc Sơn kiến nghị Chính phủ sớm có một định hướng rõ ràng dẫn dắt thị trường, có thời hạn cụ thể việc hoàn thiện sửa đổi luật, các thủ tục hành chính và sớm triển khai để doanh nghiệp có thể tiếp tục thực hiện thủ tục đầu tư.
Doanh nghiệp bất động sản mong sớm phê duyệt các thủ tục mới.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản phía Nam cũng kiến nghị Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng “quy trình chuẩn” về thủ tục đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại.
Đồng thời, trong lúc chờ Luật Đất đai và một số luật liên quan (mới), đề nghị Chính phủ khẩn trương xem xét ban hành ngay trong tháng 11/2022 “Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng” và “Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai”, để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc cụ thể của các dự án đô thị, nhà ở.
Trong đó, sửa đổi Nghị định 100/2015/NĐ-CP và Nghị định 49/2021/NĐ-CP để tháo gỡ các “vướng mắc” về thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội do doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quỹ đất để tăng nguồn cung nhà ở xã hội và sửa đổi Nghị định 31/2021/NĐ-CP để tháo gỡ “vướng mắc” về “thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch” và cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị được quyền đầu tư xây dựng, kinh doanh các công trình y tế, giáo dục, công viên vui chơi giải trí, công viên chuyên đề trong chính dự án của mình.
Diệu Hoa
Ông Đặng Thành Tâm công bố thông tin đính chính với số lượng cổ phiếu KBC mua vào là 25 triệu đơn vị.
Mở đầu phiên 10/11, NVL tiếp tục giảm sàn xuống 44.950 đồng/cp, khối lượng dư bán sàn lên tới gần 27 triệu đơn vị.
Để giúp các doanh nghiệp (DN) có thể thích ứng và ứng phó có hiệu quả với khủng hoảng, các cú sốc bất ngờ trong tương lai đòi hỏi phải có những giải pháp trong cả ngắn hạn và dài hạn.
5 phiên liên tiếp cổ phiếu NVL đều giảm kịch sàn và đóng cửa trong tình trạng dư bán giá sàn hàng chục triệu đơn vị.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu cho biết cuộc họp chủ yếu để lãnh đạo Chính phủ nắm vững tình hình, hiện chưa có kết luận và giải pháp cụ thể.
Theo một số doanh nghiệp bất động sản phía Nam, nhiều doanh nghiệp đã bày tỏ bức xúc về một số vướng mắc cần được tháo gỡ trong chính sách, pháp lý, tài chính… tại cuộc họp do Phó thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì hôm nay 8-11.
Cổ phiếu PDR đã giảm gần 50% so với đỉnh xuống mức thấp nhất trong vòng 20 tháng kể từ 3/2021. Vốn hóa cũng theo đó bị thổi bay 23.600 tỷ đồng (~1 tỷ USD) sau hơn một năm.
Thị trường chứng khoán diễn biến tiêu cực, nhiều cổ phiếu đã giảm giá 50-70% từ đỉnh. Giũa lúc thị trường khó khăn này, những đăng ký giao dịch của các lãnh đạo doanh nghiệp, người nhà,... đang được nhà đầu tư đặc biêt quan tâm. Tháng 11, dự kiến, tổng giá trị mua ròng từ cổ đông nội bộ là 2,3 nghìn tỷ đồng.
Khi dòng tiền từ ngân hàng trở nên khó khăn, vốn từ thị trường chứng khoán co hẹp, trái phiếu đang bị siết bởi các quy định, nhiều doanh nghiệp địa ốc buộc phải tìm kiếm hình thức huy động nguồn vốn mới.
Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (công ty con sở hữu gián tiếp của Tập đoàn Masan) vừa huy động thành công 210 tỷ đồng trái phiếu. Trước đó, doanh nghiệp này cũng trải qua 2 đợt phát hành trái phiếu khác với tổng giá trị 790 tỷ đồng.