Chứng khoán Việt Nam và thế giới đã có những khoảng thời gian giao dịch tiêu cực vào năm 2022. VN-Index giảm xuống dưới mức 1.000 điểm. Thị trường lao dốc khiến danh mục đầu tư của hàng loạt tổ chức “bốc hơi”. Không riêng các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, mà nhiều ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất sử dụng một phần vốn để đầu tư ngoài hoạt động lõi cũng thua lỗ đậm trong năm qua, nhất là 2 quý cuối năm 2022.

Mới đây, ngân hàng Vietinbank công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 với lợi nhuận trước thuế trong quý ghi nhận tăng trưởng hơn 45% so với cùng kỳ năm trước, mang về 5.349 tỷ đồng. Phần lớn các mảng kinh doanh chính đều ghi nhận tăng trưởng tích cực trong quý cuối năm.

Thu nhập lãi thuần tăng trưởng 23,6% đạt 12.847 tỷ đồng. Lãi thuần từ mảng dịch vụ tăng 53% mang về hơn 1.785 tỷ đồng; lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt 1.129 tỷ đồng gấp gần 2,5 lần cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó các mảng còn lại (chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng thu nhập) như mua bán đầu tư kinh doanh chứng khoán, góp vốn mua cổ phần và các hoạt động kinh doanh khác của Vietinbank lại ghi nhận sụt giảm hơn 36% trong năm 2022 (với mảng chứng khoán đầu tư).

chung khoan ngan hang

Điểm danh những ngân hàng lỗ đậm từ đầu tư chứng khoán.

Ngân hàng Vietcombank rong quý IV/2022, thu nhập lãi thuần tăng 38,8% lên 14.809 tỷ đồng, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng không đáng kể 1,3% so với cùng kỳ năm trước.

Các mảng kinh doanh khác lại ghi nhận sụt giảm mạnh. Cụ thể, lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh giảm 79%, xuống còn 4 tỷ đồng, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác giảm 47%, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 3,4%. Mảng chứng khoán đầu tư cũng ghi nhận lỗ 1,9 tỷ đồng.

Theo báo cáo hợp nhất quý vừa công bố, ACB báo lãi trước thuế năm 2022 hơn 17,114 tỷ đồng, tăng 43% so với năm trước, nhờ tăng thu nhập khác và giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng như lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 22% (3,526 tỷ đồng), lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 20% (1,048 tỷ đồng).

Hoạt động khác thu được khoản lãi gần 990 tỷ đồng, gấp 7 lần năm trước. Tuy nhiên, mảng chứng khoán đầu tư của ACB giảm đến 92%, chỉ thu được hơn 20 tỷ đồng.

Còn đối với ngân hàng TPBank đã ghi nhận lợi nhuận năm qua đạt 7.828 tỷ đồng trước thuế, tăng 30% so với cùng kỳ, song không đạt kế hoạch lợi nhuận năm là 8.200 tỷ đồng. Cụ thể, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt gần 11.387 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Các khoản thu nhập ngoài lãi của TPBank cũng tăng mạnh 18,4% lên hơn 4.200 tỷ đồng, phần lớn được hỗ trợ bởi nguồn thu đáng kể từ hoạt động dịch vụ với 2.692 tỷ đồng (tăng 75% so với cùng kỳ). Trong khi đó, lãi thuần từ mảng chứng khoán đầu tư lại giảm 70%.

Với ABBank, với lợi nhuận trước thuế cả năm 2022 đạt 1.702 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ và không hoàn thành kế hoạch năm (3.079 tỷ đồng). Trong đó, nguồn thu chính của ngân hàng - thu nhập lãi thuần tăng 22% so với cùng kỳ, đạt 3.735 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động khác và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần tăng lần lượt 62% và 300% so với năm 2021. Mảng chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư lỗ lần lượt 57 tỷ đồng và 22 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ đều lãi hơn 200 tỷ đồng.

Không chỉ với các nhà băng trên, thông tin từ Sacombank cũng cho thấy, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần năm qua giảm đến 68%. Mảng chứng khoán đầu tư lỗ 20 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 164 tỷ đồng.

Mảng chứng khoán đầu tư trong quý IV/2022 của BIDV cũng ghi nhận mức giảm hơn 74% khi chỉ ghi nhận hơn 141 tỷ đồng, nhưng cả năm ghi nhận tăng 24,7%.