Trong bối cảnh thị trường hàng không đang dần hồi phục, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV - mã cổ phiếu: ACV) công bố báo cáo tài chính với doanh thu quý II đạt 3.445 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức cao nhất kể từ quý II/2020 của doanh nghiệp quản lý các sân bay này.
Việc giá vốn tăng chậm hơn doanh thu giúp ACV lãi gộp 1.622 tỷ đồng, cao gấp 60 lần cùng kỳ. ACV cũng ghi nhận doanh thu tài chính tăng mạnh lên 1.906 tỷ đồng, trong đó phần lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá cuối kỳ đem về 1.475 tỷ đồng.
Từ tháng 4 đến tháng 6, ACV tiết giảm được 68 tỷ đồng chi phí tài chính (còn 21 tỷ đồng, chủ yếu do khoản điều chỉnh đầu tư vào công ty liên kết ACSV năm 2021) và giảm được 116 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp (còn 113 tỷ đồng). Riêng chi phí bán hàng tăng hơn gấp đôi, lên 55 tỷ đồng.
Khấu trừ chi phí, đại gia đang quản lý 22 sân bay này báo lãi ròng 2.598 tỷ đồng quý II, tăng gấp gần 8 lần cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, con số này cao nhất kể từ khi ACV niêm yết trên sàn chứng khoán vào cuối năm 2016.
(Biểu đồ: Văn Hưng).
Năm 2022, ban lãnh đạo ACV đặt ra kế hoạch kinh doanh hồi phục với kỳ vọng tổng doanh thu đạt 12.566 tỷ đồng và lãi trước thuế 4.696 tỷ đồng. Đối chiếu với kết quả 6 tháng đầu năm, đại gia này mới thực hiện được 44% kế hoạch doanh thu nhưng đã hoàn thành 92% kế hoạch lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận của ACV ở mức rất cao một phần là nhờ ACV toàn vay nợ bằng đồng yên Nhật, mà tỷ giá JPY/VND giảm mạnh nên ACV được hưởng lợi lớn.
Cụ thể, vay và nợ thuê tài chính của ACV là 12.007 tỷ đồng, trong đó khoản vay dài hạn 11.691 tỷ đồng đều bằng đồng yên Nhật, thời gian vay và trả nợ lên tới 40 năm. Khoản vay tín dụng nhằm mục đích xây dựng các dự án nhà ga hành khách quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài bằng nguồn vốn ODA.
Tại thời điểm ngày 30/6, tổng tài sản của ACV ở mức 55.900 tỷ đồng, tăng khoảng 900 tỷ đồng so với đầu năm. Đại gia sân bay nợ tổng cộng 15.241 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 40.642 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 0,4.
Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An (thuộc Đất Xanh Group) vừa thông báo về việc phát hành thành công lô trái phiếu trị giá 210 tỷ đồng, kỳ hạn 4 năm.
Tính đến 30/6/2022 FPT ghi nhận khoản dư vay ngắn hạn tại ngân hàng hơn 19.700 tỷ đồng và mang tiền đi gửi tiết kiệm các kỳ hạn khác nhau gần 23.000 tỷ đồng.
Gần đây, CTCP Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, HOSE: HDC) bất ngờ phát đi thông báo về việc tạm dừng triển khai các thủ tục liên quan đến giao dịch mua lại cổ phiếu quỹ.
Quỹ đầu tư đến từ Hồng Kông Gaw NP Capital tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam với một nhà xưởng xây sẵn và một dự án nhà kho tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, Hải Phòng.
Sau một thời gian dài trầm lắng khi Tân Hoàng Minh bị hủy 9 lô trái phiếu thì đến nay, các doanh nghiệp nhóm ngành bất động sản bắt đầu phát hành trái phiếu trở lại trong tháng 5 và tháng 6. Trước tình trạng phát hành ồ ạt trái phiếu, Bộ Tài
Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) đã đăng ký mua thêm 6,63 triệu cổ phiếu HBC theo phương thức khớp lệnh từ 27/7 đến 25/8.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thông báo về việc hủy tư cách đại chúng của nhiều doanh nghiệp như CTCP Quản lý và Xây dựng giao thông Lạng Sơn; CTCP Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam; CTCP Bao bì Sài Gòn...
Công ty Cổ phần BV Land (BVL) vừa công bố kết quả kinh doanh ước tính quý II/2022 với doanh thu hơn 421 tỷ đồng, gấp 2,4 lần cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế ước đạt 59,3 tỷ đồng, tăng gấp 5,6 lần quý II/2021.
Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán; trường hợp có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về kiểm toán, chuẩn mực kế toán, kiểm toán, không đảm
Địa ốc Hoàng Quân dự kiến chào bán riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu giá gấp đôi thị giá, liệu nhà đầu tư nào sẽ chịu chi?