Theo Bộ Xây dựng, số liệu tổng hợp về nhà ở từ hơn 40 địa phương cho thấy, nhu cầu nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp trong giai đoạn 2021-2030 khoảng 2,6 triệu căn hộ và mục tiêu hoàn thành cho giai đoạn này là khoảng 1,8 triệu căn.
Trong đó, giai đoạn 2021-2025, nhu cầu về nhà ở xã hội dành cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp khoảng 1,3 triệu căn và mục tiêu các địa phương đặt ra là hoàn thành khoảng 700.000 căn (đáp ứng khoảng 54% nhu cầu).
Mục tiêu đến năm 2030 trên cả nước hoàn thành đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, Hà Nội sẽ xây thêm 136.000 căn hộ, TPHCM xây 130.000 căn hộ.
Đến năm 2030, xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội.
Sang giai đoạn 2025-2030, nhu cầu về nhà ở xã hội dành cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp khoảng 1,3 triệu căn và mục tiêu các địa phương đặt ra là hoàn thành khoảng 1,1 triệu căn (đáp ứng khoảng 85% nhu cầu).
Bộ Xây dựng đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030 trên cả nước hoàn thành đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội dành cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.
Các địa phương hoàn thành mục tiêu đầu tư xây dựng số lượng căn hộ nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương là hoàn thành khoảng 1.630.000 căn (giai đoạn 2021-2025 hoàn thành khoảng 600.000 căn; giai đoạn 2025-2030 hoàn thành khoảng 1.030.000 căn) theo đăng ký của các địa phương.
Đề án của Bộ Xây dựng nêu đề nghị quy hoạch, bố trí các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân độc lập tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng…
Còn đối với các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, tập trung đông công nhân như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đồng Nai, Bình Dương…, sẽ căn cứ quy định pháp luật về nhà ở và Nghị định số 35 về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế để dành quỹ đất và kêu gọi các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp bất động sản tham gia đầu tư, phát triển nhà ở công nhân, nhà lưu trú cho công nhân thuê.
Đề án đặt mục tiêu từ nay tới năm 2030 Hà Nội sẽ xây thêm 136.000 căn hộ, TP.HCM xây 130.000 căn hộ, Hải Phòng xây 45.355 căn hộ, Đà Nẵng xây 19.60 căn hộ, Cần Thơ xây 12.715 căn
Các trung tâm công nghiệp của cả nước hiện nay cũng đặt mục tiêu xây dựng thêm hàng trăm ngàn căn hộ mới cho công nhân, người thu nhập thấp. Trong đó, Long An xây khoảng 310.000 căn hộ, Bắc Giang xây khoảng 285.143 căn hộ, Bắc Ninh xây 96.247 căn hộ, Bình Dương xây 84.000 căn hộ, Bình Phước xây 58.990 căn hộ, Hưng Yên 56.700 căn hộ.
Một số trung tâm công nghiệp khác dù có nhu cầu xây dựng nhà ở xã hội cao những năm tới nhưng lại đặt mục tiêu xây dựng thêm số căn hộ nhà ở công nhân, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khá khiêm tốn.
Như tỉnh Đồng Nai có nhu cầu nhà ở xã hội 152.000 căn hộ, đặt mục tiêu xây thêm khoảng 6.000 căn hộ; Vĩnh Phúc có nhu cầu khoảng 84.000 căn hộ, đặt mục tiêu xây thêm khoảng 37.800 căn hộ. Tỉnh Hà Nam có nhu cầu khoảng 71.500 căn hộ, đặt mục tiêu xây thêm khoảng 16.500 căn hộ.
Theo đề xuất, tổng mức đầu tư cho dự án khoảng 10 tỷ USD; tuy nhiên, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cho rằng, dự án chưa làm rõ các nguồn vốn và phân kỳ đầu tư. Do đó, để đảm bảo tính khả thi, đề nghị bổ sung phân loại nguồn vốn (ngân sách, xã hội hoá...) phân kỳ theo từng giai đoạn.
Greenhill Village Quy Nhơn được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 7/9/2018 với tổng diện tích quy hoạch 16,62 ha; tổng vốn đầu tư khoảng 230 tỷ đổng.
Mục tiêu quy hoạch Đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa nhằm hình thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái đẳng cấp quốc tế, là đô thị hạt nhân vùng…
Liên danh Công ty CP Phú Tài – Công ty CP Xây lắp Thương mại Trường Hải – Công ty CP Đầu tư Phát triển Dịch vụ Miền Bắc là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án.
Xung quanh việc UBND tỉnh Thái Nguyên mới đây đã ban hành quyết định thu hồi dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao Hồ Núi Cốc, đại diện Flamingo cho biết, doanh nghiệp này đã chủ động xin rút khỏi dự án.
Tại văn bản vừa được ban hành, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên quyết định thu hồi, chấm dứt hiệu lực Quyết định số 3868/QĐ-UBND ngày 3/12/2020 của UBND tỉnh về chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao Hồ Núi Cốc.
Công tác quy hoạch trong thời gian qua tồn tại nhiều bất cập, thiếu sự rà soát, cập nhật, bổ sung kịp thời các loại quy hoạch khi có sự điều chỉnh... dẫn đến những bất cập trong công tác quản lý, kể cả tình trạng phân lô, bán nền tràn lan hiện nay trên cả nước.
Cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ là vấn đề cấp bách đang được TP Hà Nội đặc biệt quan tâm, nhằm cải thiện chỗ ở cho người dân; đồng thời, tái thiết, chỉnh trang đô thị. Tuy nhiên, tiến độ diễn ra chậm, kết quả hạn chế, đòi hỏi nhiều nút thắt cần tháo gỡ.
Mặc dù 8 tháng đầu năm, Hà Nội mới giải ngân được 30% vốn đầu tư công, thấp hơn mức trung bình của cả nước, nhưng Chính phủ yêu cầu Hà Nội phấn đấu đến ngày 31/12/ 2022, giải ngân đạt trên 90%.
Quy hoạch khu vực đồi cát Mũi Dinh có tổng diện tích 300 ha, với tính chất là công viên vui chơi thể dục, thể thao trên cát, kinh doanh dịch vụ và giải trí công cộng.